Bạn có tin, ngôn ngữ bạn nói góp phần quyết định việc giàu hay nghèo trong tương lai?

Cuộc sống hiện tại của bạn có thể đang tuyệt vời với sự tận hưởng dư giả của tiền bạc, không có nhiều lo lắng, thế nhưng bạn có nghĩ đến việc tiết kiệm cho tương lai?

Theo một nhà kinh tế học, thì ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn đóng một vai trò rất lớn trong việc bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong tương lai đấy. Ví dụ họ đưa ra là người nói tiếng Nauy hoặc Nhật Bản sẽ tiết kiệm nhiều tiền mỗi năm hơn người nói tiếng Anh hoặc Hy Lạp.

Thế nhưng, chính xác thì điểm khác biệt của các ngôn ngữ này là gì và nó có liên quan đến chuyện tiền bạc như thế nào? hãy tìm hiểu nhé.

 

Thực tế thì ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta nhìn thế giới, mọi vật xung quanh. Ví dụ đơn giản như trong tiếng Anh, chúng ta có thể gọi người khác là “anh tôi” hoặc “chị tôi” mà không cần để ý nhiều đến tuổi tác của họ liên quan đến chính chúng ta.

Nhưng trong tiếng Nhật, không có từ nào chỉ chung như vậy, vì thế người nói phải truyền đạt cho dù người họ đang muốn nhắc đến là anh trai hoặc chị gái.

(ani hoặc ane), hay em trai hoặc em gái

(otouto hoặc imouto), tiếp đến là những từ chỉ dành riêng để gọi anh chị em người khác. Rất nhiều từ xưng hô mà người học phải nhớ, đúng không nhỉ?

Bởi thường thì người Anh ít chú trọng đến phân cấp độ tuổi trong khi điều này lại cực kỳ quan trọng ở Nhật.

Theo cách “mổ xẻ” ngôn ngữ như trên, nhà kinh tế học Keith Chen tin rằng, sự khác biệt về ngôn ngữ có liên quan đến cách chúng ta tiết kiệm tiền bạc cho tương lai.

Trong tiếng Anh, để phân biệt hành động xảy ra trong quá khứ – hiện tai và tương lai, thường sẽ dựa vào cách chia động từ.

Ví dụ như.

“It rained yesterday” – It’s raining today” – “It will rain tomorrow” (đã mưa – đang mưa và sẽ mưa).

Thế nhưng, với tiếng Nhật thì hạn chế ở chỗ, nếu nói.

“ngày mai trời mưa”, chỉ cần thêm (ashita – ngày mai) trước cụm “Ame ga furu – trời mưa” để có câu: Ashita ame ga furu.

Hay nói cách khác, tiếng Nhật không có “Thì tương lai” như cách chia trong tiếng Anh.

Chen cho rằng, việc không có “thì tương lai” trong cách nói khiến cho họ cảm thấy tương lai sẽ gần gũi hơn với hiện tại. Và ngược lại, những quốc gia phân biệt quá khứ – hiện tại – tương lai trong cách nói khiến cho họ cảm thấy, quãng đường về sau còn rất dài và chỉ quan tâm đến hiện tại nhiều hơn.

Ông cũng khẳng định mình đã khảo sát ở những diễn giả đến từ quốc gia khác nhau có sử dụng ngôn ngữ phân biệt hiện tại và tương lai. Kết quả có sự khác biệt rõ rệt, những người không dùng “thì tương lai” trong cách nói sẽ tiết kiệm tiền tốt hơn so với nửa còn lại.

Ngôn ngữ không dùng “thì tương lai” hiển thị kết quả tiết kiệm cao hơn so với những ngôn ngữ sử dụng.

Ngay cả khi xét ở góc độ văn hoá, kinh tế, tôn giáo thì Chen vẫn phát hiện ta rằng những người nói ngôn ngữ không có “thì tương lai” sẽ có khả năng tiết kiệm 30% mỗi năm đương nhiệm, 25% khi về hưu.

Chen vẫn nói rằng, lý thuyết về mối tương quan giữa ngôn ngữ và khuynh hướng tiết kiệm tiền vẫn rất mông lung. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định thêm, hiện tại chưa có một nhận định nào phản bác lại nó.

Vì thế, nếu bạn quan tâm và tin vào những gì giáo sư kinh tế Chen phân tích, hãy suy nghĩ xem, mình thuộc kiểu người nghĩ đến tương lai hay không nhé!

Tham khảo:digitalcast

TZ

Tuyển tập những ngôn ngữ trên thế giới giống tiếng Nhật đến không ngờ

Tài xế lên tiếng cảnh báo chị em tránh xa chỗ ngồi này trên xe buýt

Glico Morigana: Bí ẩn vụ án Ác quỷ 21 sắc diện . Từ tống tiền đến một cảnh sát tự thiêu

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: