Những điều cần phải biết khi lỡ mang thai ở Nhật

Có thể chủ đề này rất nhạy cảm, tuy nhiên thời gian gần đây nhận thấy có không ít trường hợp những bạn đang trong thời gian học tập, làm việc xa nhà nhưng lại lâm vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nang”.

Vậy nên hôm nay Japo muốn cung cấp đến các bạn một số kiến thức cũng như thông tin, hy vọng có thể giúp được ít nhiều cho mọi người.

nguồn ảnh マイナビウーマン

Nếu nghi ngờ “bị dính” thì hãy kiểm tra càng sớm càng tốt

Bạn có thể sử dụng các biện pháp thông dụng và dễ dàng nhất đó là que thử thai.

Trong tiếng Nhật, que thử thai được viết  妊娠検査(Ninshin kensha). Với vài trăm yên, bạn có thể tìm kiếm chúng một cách dễ dàng tại các cửa hàng Drug Store như Daikoku.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp nhầm lẫn do que thử thai không đảm bảo về độ chính xác 100%. Để chắc chắn, tốt nhất bạn hãy đi khám tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế, phòng khám gần nơi ở.

nguồn ảnh afterchildbirth

Thông thường, để tránh việc phải chờ đợi xếp hàng quá lâu, bạn hãy liên hệ và đặt lịch khám từ trước đó, việc còn lại là đến khám đúng giờ đã đăng ký.

Nếu việc có thai là chính xác thì bác sỹ sẽ cấp cho bạn một giấy xác nhận tình trạng mang thai có tên là 妊娠届(ninshin todoke).

Nếu đã xác nhận mang thai hãy đăng ký, khai báo tại trung tâm y tế

Không giống ở Việt Nam, nếu mang thai ở Nhật, bạn cần đến khai báo tại trung tâm y tế để nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Khi đi nhớ mang theo giấy chứng nhận mang thai (ninshin todoke) và thẻ ngoại kiều. Sau khi hoàn thành việc đăng ký, bạn sẽ được cấp một số giấy tờ như sau:

nguồn ảnh 育児ログ

母子健康手帳(Boshi kenkou techou) sổ tay sức khoẻ bà mẹ và trẻ em:

Cuốn sổ này dùng để ghi lại thông tin trong các buổi khám thai định kỳ cũng như tiêm phòng trong tương lai cho trẻ. Bạn sẽ đến khám tại các cơ sở y tế theo định kỳ và chỉ cần đưa cuốn sổ cho nhân viên y tế.

nguồn ảnh mcfh

妊娠健康診査受診票 (Ninshin kenkou shinsa jushin hyou) phiếu khám kiểm tra sức khỏe thai kỳ: 

Tuy rằng ở Nhật, việc mang thai cũng như các chế độ chăm sóc tiền sinh sản không nhận được hỗ trợ chi trả từ cơ quan bảo hiểm y tế quốc gia, nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận được giấy trợ cấp khám thai ở các quận mình đang sinh sống.

Buổi khám thai đầu tiên của bạn có khả năng sẽ được trả lại viện phí sau khi đã xác nhận chính xác việc mang thai kèm theo giấy chứng nhận.

nguồn ảnh ママスタセレクト

マタニティマーク(Mataniti māku) huy hiệu mang thai:

Khi đeo theo tấm huy hiệu này đồng nghĩa với việc bạn khẳng định rằng ” trong bụng tôi đang có em bé”.

Đây không những là niềm tự hào của các bà mẹ mà còn giúp bạn nhận được vô số những ưu tiên, đặc biệt là khi tham gia các dịch vụ nơi công cộng như nhường chỗ, nhường ghế…

nguồn ảnh NPO

– Một số cuốn sách nhỏ và các món đồ liên quan: tùy thuộc vào nơi bạn đang sinh sống mà chính sách đãi ngộ có chút khác nhau.

Thông thường tại một số quận, bạn sẽ nhận được các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc thai nhi theo từng thai kỳ. Một số nơi còn cung cấp vé xe bus miễn phí sử dụng trong suốt thời gian mang thai.

nguồn ảnh attention

Khám thai định kỳ

Lịch khám của đa phần phần các sản phụ hầu hết giống nhau ( khoảng 15 lần kiểm tra trong toàn bộ thai kỳ ):

Ba tháng đầu và ba tháng cuối – lịch khám 2 tuần/lần
Ba tháng giữa – lịch khám hàng tháng
Tuần 40 trở đi  – hẹn khám hai ngày/lần

nguồn ảnh 厚木市立病院

Nhật Bản đặt sự quan tâm rất lớn đến sự phát triển của các bà mẹ và trẻ nhỏ nên lịch khám có vẻ dày đặc hơn những nơi khác.

Tuy nhiên, nếu bạn đang đi làm tại các công ty Nhật thì việc xin nghỉ như vậy sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như thu nhập của bạn.

Vì vậy bạn có thể sắp xếp thời gian khám sao cho thích hợp mà vẫn đảm bảo việc theo dõi đầy đủ tình trạng thai nhi.

Quá trình khám thai thông thường ở Nhật diễn ra khoảng 2 hoặc 3 tiếng bao gồm các bước:

nguồn ảnh こそだてハック

Đăng ký khám thai.
Đóng viện phí.
Xét nghiệm (thông thường thì nước tiểu và máu).
Cân đó và kiểm tra huyết áp.
Siêu âm theo dõi tình trạng sức khoẻ mẹ và bé.
Nhận kết quả và nghe những tư vấn, lời khuyên của bác sĩ.

nguồn ảnh ykh

Thông báo với cơ quan tổ chức hoặc đơn vị quản lý

Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, sản phụ được nghỉ 6 – 8 tuần (đối với mang thai thường), 14 tuần (đối với mang thai đôi), Trong thời gian nghỉ thai sản người lao động cũng được hưởng 66% lương cơ bản.

Lưu ý : đối với lao động nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng thì việc mang thai là cực kỳ tối kỵ bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín công ty, tiến độ công việc cũng như năng xuất của lao động.

nguồn ảnh 安産のしおり

Nhưng nếu lỡ có thai thì cần nên làm gì?

Vì mang thai trong thời gian này là sai phạm của người lao động (đặc biệt đặc biệt đối vối trường hợp Tu nghiệp sinh) nên chúng ta không thể tự quyết mà phụ thuộc vào xí nghiệp, cơ quan sẽ đưa ra cách giải quyết, tuy nhiên thông thường có 2 trường hợp :

Đối với các xí nghiệp nghiêm khắc thì người mang thai sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động và trục xuất về nước.

Còn về vấn đề vi phạm và bồi thường hợp đồng thì tùy thuộc vào từng công ty, tuy nhiên cũng rất hiếm xảy ra trường hợp các công ty bắt người lao động vi phạm phải bồi thường hợp đồng, mặc dù họ hoàn toàn có quyền đó.

nguồn ảnh Newtalk

Trường hợp may mắn hơn là nếu xí nghiệp “khoan hồng”, muốn tạo điều kiện cho người lao động tiếp tục làm việc nhưng với điều kiện bạn phải chấp nhận “phá thai”.

Công ty sẽ yêu cầu bạn về nước “xử lý” bởi tại Nhật tỷ lệ sinh đẻ cực kì thấp do đó họ rất kì thị việc phá thai.

Nếu muốn tiếp tục làm việc thì đây là cách duy nhất, tuy nhiên các bạn hãy cân nhắc trước khi đưa ra quyết định và chúng tôi không khuyến khích vấn đề này.

Lời khuyên

nguồn ảnh bild

Có con là niềm hạnh phúc, tự hào với những người làm cha mẹ, nhưng đó là khi việc mang thai đúng với mong đợi, đúng thời điểm. Còn khi đã lỡ có thai ngoài ý muốn, thì mọi chuyện sẽ rất khó khăn, đặc biệt đối với những ai sinh sống ở xứ lạ quê người thì càng phức tạp và áp lực hơn gấp trăm ngàn lần.

Vậy nên mong rằng mọi người hãy sáng suốt trước những hành động của bản thân và nhớ rằng việc gì cũng có cái giá của nó, phải chịu trách nhiệm với những việc mình làm, đừng sống theo kiểu “sướng trước tính sau” để rồi làm ảnh hưởng đến tương lai bản thân, gia đình, cũng như những người yêu thương mình.

Hải Âu

Mang thai ngoài “kế hoạch” của sếp, nữ nhân viên bị kỷ luật

Người Nhật thích sinh con gái hơn con trai?

Tin nhanh: trường hợp hi hữu, người mẹ Nhật sinh con ngay trên tàu điện vào ban đêm

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: