Câu chuyện buồn của một đứa trẻ tỏ rõ “bản chất thực sự của lòng tốt” là gì?

Trong những tháng ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn có để ý rằng, tràn ngập trong sách đạo đức là những bài học về “lòng tốt”. Nhưng liệu khi lớn lên, có bao giờ bạn hiểu hết được mục đích, ý nghĩa của những hành vi mà mọi người cho rằng đó là lòng tốt hay không?

Hẳn bạn còn chưa quên bài viết tranh cãi của cộng đồng mạng về việc nên hay không gửi hạc giấy đến vùng chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, tham khảo tại đây. Nhiều người cho rằng, việc gửi hạc giấy thể hiện thiện ý nguyện cầu cho mọi may mắn sẽ đến với các nạn nhân.

Thế nhưng, hành động trên lại làm nhiều người suy nghĩ theo hai chiều hướng, gửi hạc giấy thực chất bắt nguồn từ lòng tốt hay chỉ là sự thoả mãn ý nguyện của bản thân?”

Đó thực sự là một cuộc tranh luận không hồi kết. Nếu bạn đang làm gì đó cho người khác, và bạn cảm thấy những việc làm đó hữu ích, (nhưng thực tế không phù hợp lắm với người trong cuộc) vậy thì việc làm đó có được xem là hảo tâm không? điều gì làm nên một con người tốt, người tử tế?

Hãy xem bài đăng của một tài khoản Twitter dưới đây để nhìn nhận đa chiều nhé.

Khi tôi còn học tiểu học, giáo viên chủ nhiệm bị ốm và nhập viện, chúng tôi quyết định gấp 1000 hạc giấy để cầu nguyện cho cô. Tôi – một kẻ vụng về nhất lớp được giao 50 tờ giấy Origami màu đen. Mặc dù tôi không giỏi lắm nhưng đã rất cố gắng để gấp hoàn thành được 50 con hạc giấy .

Nhưng sau đó, bạn trong lớp cho rằng, đen là một màu không may mắn, thế là số hạc giấy tôi cố công ngồi gấp bị tống vào thùng rác. Từ đó, tôi nhận ra rằng, thiện ý thực chất chỉ là sự tự mãn bản thân”.

Bạn có nhận thấy không, đó là kết luận sâu sắc một cách kỳ lạ của một đứa trẻ, và bên cạnh đó là nạn bắt nạt, bạo lực học đường đang diễn ra ở hầu hết các trường trung học của Nhật.

@wo__OIL cho rằng, bạn bè trong lớp đã từ chối sự cố gắng nỗ lực của cậu. Ý tưởng gấp 100 hạc giấy của cả lớp không bắt nguồn từ thiện ý, mặc dầu họ luôn nghĩ rằng, việc tặng nó cho giáo viên là một điều tử tế.

Sự ích kỷ của họ nằm trong một thực tế rằng, học thực sự không phải mong muốn mang đến một điều tốt đẹp cho ai đó, mà chỉ là thấy thoả mãn bản thân, chỉ cần mình hài lòng là được. Chính vì bài đăng hướng đến chủ đề thiết thực và suy nghĩ sâu sắc đã nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến đồng cảm của mọi người.

Đó là dấu hiệu của sự bắt nạt chứ không gì khác”.

“Điều tương tự xảy ra khi tôi còn học mẫu giáo, tôi cũng gấp hạc màu đen. Nhưng bạn bè nói rằng, nó không may mắn cũng như trông gớm ghiếc, thế là hạc bị vứt vào thùng rác”.

“Đó là một hành động không chấp nhận được, những ai trải qua cảm giác bị tổn thương như thế nào có thể hiểu được”.

“Từ chối sự nỗ lực của người khác rõ ràng là một tội ác. Nó làm cho người đó nản chí và không có niềm tin”.

Thật khó để tìm được một người thực sự tốt hoàn toàn, những suy nghĩ trên của tài khoản @wo__OIL nhận ra khi còn là một đứa trẻ. Nhưng thực tế, nó vốn dĩ thuộc về một phần trong bản chất của con người, kể cả người trưởng thành cũng vậy.

Minh hoạ: wordpress

Nói vậy thôi, chứ nếu bạn đến Nhật, bạn cũng sẽ thấy lòng tốt khắp nơi đấy. Nhất là trên tàu hoặc các địa điểm công cộng. Đừng xét sâu xa mục đích của những hành động thiện ý đó, chỉ cảm thấy rằng, nó thiết thực được cho người khác là đã thấy có ích rồi.

Bạn nghĩ sao về những hành động xuất phát từ “lòng tốt đích thực” và “chỉ là sự tự mãn nhưng người làm lại nghĩ rằng nó tốt” ?.

Tham khảo: jin

C.U.N

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: