[ Suy ngẫm] Có mỗi chuyện ngả ghế ra sau cũng thành vấn đề – Chỉ có thể là người Nhật
Trên Shinkansen hoặc xe buýt chạy đường dài bạn có thể bắt gặp những chiếc ghế có thể ngả ra phía sau (リクライニングシート – Reclining seat) với mục đích giúp người ngồi cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn. Thế nhưng hóa ra đây lại là nguyên nhân khiến rất nhiều người phải đau đầu.
Nếu là người Việt, khi ngồi lên ghế chỉ cần điều chỉnh sao cho bản thân thấy dễ chịu nhất là được. Thế nhưng vì đó là người Nhật, họ đã phải suy nghĩ rất nhiều, thậm chí biến câu chuyện về chiếc ghế dựa đơn giản thành vấn đề bàn tán sôi nổi trên mạng.
Ảnh ウィキペディア
“Có phải ngả ra sau lúc nào cũng được không?”
“Lúc ngả ghế ra sau có cần phải nói với người ngồi phía sau một tiếng không?”.
Vào ngày 14 tháng 7, doanh nhân Takafumi Horie với dòng trạng thái “Cứ tự nhiên mà ngả ra đi” trên Twitter đã gây ra rất nhiều tranh cãi trái chiều. Có lẽ điều này rất bình thường với người Việt, thế nhưng người Nhật lại mang tâm lý sợ làm ảnh hưởng đến người khác. Trong trường hợp này, dù nói hay không nói với người phía sau cũng có khả năng khiến cho người đó cảm thấy khó chịu, do đó với họ đây là một tình huống rất khó xử.
Theo quan điểm của bạn, trong trường hợp trên chúng ta nên làm gì cho phải?
Để giải quyết vấn đề này, diễn viên hài Gekidan Hitori đã nghĩ ra được một cách.
新幹線のリクライニング。最初から全席倒しておいて、起こしたい人だけ起こす、ってことにすれば皆が気を使わなくていいと思う。
— 劇団ひとり (@GekidanHitori) July 17, 2018
Chỉ cần trước khi lên xe, tất cả các ghế dựa đều ở trạng thái ngả ra sau, vậy là vấn đề đã được giải quyết rồi.
Tuy nhiên đây không phải lần đầu ý kiến này được đề cập đến. Trước Gekidan Hitori, nghệ sĩ hài Hitoshi Matsumoto cũng như biên kịch Kōki Mitani cũng từng đưa ra trước đây và đã được áp dụng trên nhiều chuyến xe buýt đường dài.
Người Nhật có thể làm nên được những điều phi thường có lẽ vì họ để tâm đến những vấn đề nhỏ nhặt này chăng?
Ngoài ra, Gekidan Hitori cũng lên tiếng về sự trùng lặp ý tưởng này trong phần re- Tweet.
同じ事を松本さんや三谷さんが過去に言ってる上に、なんなら高速バスで採用してる所もあるですって。これ見よがしに名案面した自分が恥ずかしいです。 https://t.co/9gK8lwWYh4
— 劇団ひとり (@GekidanHitori) July 17, 2018
Anh tự nhận thấy việc đưa ra ý kiến đã được người khác nhận ra trước đó là xấu hổ. Tuy nhiên, càng nhiều người lên tiếng thì ý tưởng hay lại càng nhanh chóng được chấp nhận, thực thi, không phải sao?
Cảm nhận và ý kiến của mỗi người là khác nhau, do đó việc người Nhật đem những chuyện nhỏ nhặt nhất lên mạng xã hội để thảo luận quả là một việc khiến chúng ta cảm nhận được sự nghiêm túc của họ trong vấn đề bảo vệ sự thoải mái của bản thân và những người xung quanh. Đề phòng trước vẫn hơn mà, còn hơn cứ để có chuyện xảy ra rồi lại cãi nhau ầm ỹ.
Nhưng cũng có lẽ vì vậy mà lúc nào người Nhật cũng bị cho là suy nghĩ quá nhiều chăng?
Tham khảo grapee.jp
M.E.O
Bạn có tin, ngôn ngữ bạn nói góp phần quyết định việc giàu hay nghèo trong tương lai?
[Công nghệ của tương lai] Khi xe hơi biết nói không còn là chuyện phim
Người Việt tự làm xấu mặt người Việt – Xin hãy lắng nghe tiếng khóc từ những kẻ trong cuộc