Tại sao thực phẩm bẩn gần như không thể tồn tại ở Nhật Bản?

Không những được đánh giá là đất nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất, mà ý thức của con người trong xã hội Nhật cũng được nhiều dân tộc khác trên thế giới khâm phục.

Người dân nơi đây rất coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như những người xung quanh, vì thế rất ít trường hợp kinh doanh gian lận gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng xảy ra ở đất nước Mặt trời mọc.

nguồn ảnh ryutsuu

Ý thức bảo vệ bản thân “tuyệt đối nói không với thực phẩm bẩn” của người dân là một phần, còn chính phủ nước này có những biện pháp quản lý như thế nào để mang lại hiệu quả tích cực nhất?

Nhật Bản cho phép các công ty tự chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm bán ra thị trường, nhưng cũng đồng thời áp dụng cơ chế giám sát toàn diện, chi tiết và áp dụng mức phạt nặng với những tổ chức cá nhân không tuân thủ quy định.

nguồn ảnh Word01

Đặc biệt, từ năm 2003 đến chính phủ xác định là đã cơ bản thực hiện được việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đối với hầu hết các loại thực phẩm sản xuất và xuất khẩu.

Các nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất an toàn phải cam kết các yêu cầu cần thiết như: Quy mô sản xuất, sản lượng tiêu thụ, các yếu tố cơ bản về đảm bảo an toàn thực phẩm được đánh giá công nhận, cam kết tự nguyện tham gia.

Bên cạnh sự kiểm soát của hiệp hội, các hội viên còn tự giám sát lẫn nhau trong việc chấp hành các quy định đã cam kết, để giữ uy tín của hiệp hội cũng như toàn bộ chuỗi sản xuất.

nguồn ảnhポモナ

Hiệp hội cũng giữ vai trò là đầu mối kết nối chuỗi liên kết dọc thông qua các hiệp hội với nhau như: Tổ chức các cuộc gặp, hội nghị giữa các nhà sản xuất chế biến với các đơn vị cung ứng, thu mua tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, phía chính phủ cũng ban hành tiêu chuẩn cụ thể với dư lượng của 250 loại thuốc trừ sâu, những nông sản nào có dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường.

 

nguồn ảnh 産経ニュース

Theo định kỳ cứ mỗi năm một lần (hoặc nhiều hơn), cơ quan chức năng tiến hành thanh tra các công ty thực phẩm theo 5 tiêu chí:

  • Chất lượng vệ sinh thiết bị sản xuất
  • Chất lượng vệ sinh cơ sở sản xuất
  • Chất lượng nguyên liệu
  • Chất lượng nước
  • An toàn lao động.

nguồn ảnh サラダクラブ

Quá trình thanh tra nếu phát hiện công ty hay đơn vị kinh doanh nào không đạt tiêu chuẩn sẽ bị rút giấy phép và mức phạt tương ứng. Trường hợp vi phạm nặng có thể phạt tù lên đến 10 năm và phạt tiền đến 3 triệu yên (khoảng 600 triệu vnd).

Do phải đối mặt với mức án phạt nghiêm khắc nên các công ty đều cẩn thận tuyển dụng các chuyên viên chuyên nghành vệ sinh thực phẩm, phải vượt qua các kỳ sát hạch do nhà nước tiến hành và được cấp bằng hành nghề có kỳ hạn 3 năm.

nguồn ảnh天気予報

Hơn nữa, cơ quan chức năng sẽ dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đã được xác định trong chuỗi sản phẩm từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ trên thị trường để xác định thời gian, địa điểm kiểm soát phù hợp, nhằm ngăn chặn kịp thời những sản phẩm không đạt chất lượng, cũng như có nguy cơ rủi ro trước khi đến với tay người tiêu dùng.

nguồn ảnh ft

Trình độ dân trí cao, cộng với việc quản lý nghiêm ngặt “không có kẻ hở” của chính phủ như vậy, giờ đây chắc các bạn đã hiểu vì sao những sản phẩm “Made in Japan” luôn nhận được sự tin tưởng gần như tuyệt đối của người tiêu dùng rồi phải không?

Rõ ràng mô hình của Nhật Bản rất đáng để nhiều nước trên thế giới tham khảo và học hỏi, trong đó có Việt Nam của chúng ta.

Hải Âu

Trồng rau sạch qua điện thoại thông minh, họ đã làm điều đó như thế nào?

Cô dâu Việt ở Nhật về quê mẹ khởi nghiệp với thực phẩm sạch

Ấm lòng với hàng rau bình ổn của học sinh trường trung học tại tỉnh Chiba trước cơn bão giá thực phẩm

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: