Trải qua 2000 năm, Nhật Bản vẫn tồn tại một công việc chỉ dành riêng phụ nữ, đàn ông cố gắng cũng không thể thay thế
“Bình đẳng giới” – tuyên ngôn về vấn đề tôn trọng quyền nam nữ đã không còn xa lạ khi thế giới bước vào thế kỷ 21. Tuy nhiên “giấc mơ” ấy chưa hẳn đã thành hiện thực ở nhiều quốc gia.
Nhật Bản là đất nước đã từng có thời kỳ bế quan tỏa cảng, đóng cửa không giao lưu với nước ngoài. Vậy nên nhận thức liên quan đến bình đẳng giới du nhập vào khá trễ. Đến nay, trải qua nhiều cải cách, tiếng nói và vị thế của phụ nữ Nhật đã được nâng cao. Công sở không chỉ là chốn dành cho đàn ông, cả nam và nữ đều có thể đảm nhận những chức vụ ngang nhau, thậm chí nữ vượt trên nam…
Thế nhưng, bạn có biết, thật ra ở Nhật vẫn còn tồn tại một nghề chỉ dành riêng cho nữ giới.
Đó là 海女(Ama) – Nữ thợ lặn.
Ảnh:https://ganref.jp/m/setu0715
Ngư nghiệp truyền thống không phải là nghề xa lạ tại quốc đảo bao bọc bởi biển cả như Nhật Bản, thế nhưng ở một số vùng biển nhất định, ngư nghiệp không chỉ là hình ảnh những trai làng lực lưỡng, “đen hôi” ra khơi đánh cá. Mà còn là những nữ giới không hề yếu mềm trong vai trò thợ lặn.
Công việc của những Ama-chan là lặn xuống biển và bắt hải sản. Không phân biệt mùa hè hay mùa đông, dù nước có lạnh cóng thì họ vẫn xuống biển, lặn xuống độ sâu 5m (trung bình), cố gắng bắt thật nhiều hải sản sau đó đem lên bờ hoặc thuyền rồi lại trở xuống biển. Mỗi ngày công đoạn ấy lặp đi lặp lại.
Các Nữ thợ lặn thời xưa
Ảnh: http://yfdtk2001.blog.sohu.com/173143967.html
Dù gian khổ là thế nhưng tại sao nữ giới lại chấp nhận dấn thân?
Một số lý do được đưa ra, đó là:
Đầu tiên, tính cách giữa hai giới khác nhau.
Đàn ông hiếu chiến, đàn bà thì mềm mỏng, vì vậy khi ra biển người bất chấp hiểm nguy để lấy cho bằng được hải sản là đàn ông. Tuy nhiên phụ nữ lại nghĩ cho lâu dài, tốn thời gian cũng được nhưng an toàn là trên hết. Mỗi lần một ít, góp gió ắt thành bão.
Thứ hai, phân chia công việc.
Những gia đình ngư dân sống gần biển thường có sự phân chia vai trò giữa vợ và chồng. Trong khi người chồng ra khơi kiếm thu nhập chính thì người vợ ở nhà tranh thủ lặn ven bờ dành dụm thêm chút đỉnh. Cứ như thế thành nghề, truyền dạy riêng giữa những thế hệ phụ nữ. Sau này mới gọi là Ama.
Thêm một lý do nữa liên quan đến cầu trúc cơ thể nam nữ. Đó là sự tích tụ mỡ khi mập lên.
Ở nam giới, khi bắt đầu tăng cân, đầu tiên mỡ sẽ bắt đầu hình thành xung quanh nội tạng. Trong khi đó ở phụ nữ lại bắt đầu từ sự tích tụ dưới biểu bì. Khi mùa đông đến lớp mỡ dưới da sẽ trở thành vũ khí bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể cực kỳ tốt. Chính vì thế mà dù tuyết rơi giữa mùa đông, nhiều Ama vẫn lộ da thịt phía trên và ngụp lặn dưới biển. Thật đáng kinh ngạc.
Ảnh: https://twitter.com/hashtag/海女
Giờ đây, thay vì để lộ nửa thân trên như quá khứ, các Ama-chan thời nay kín đáo hơn nhưng không kém phần đáng yêu trong trang phục lặn. Thậm chí, nhiều khách du lịch đến tham quan chỉ vì những “cô gái của biển” trong truyền thuyết.
Trải qua 2000 năm lịch sử, các cô gái vẫn giữ gìn và tiếp nối truyền thống của người xưa, mặc cho giá rét và sự phát triển của công nghệ. Còn gì đáng quý hơn thế nữa.
Kengo Abe
Không hề kém cạnh các Ama-chan quyến rũ, đó là những “nữ thợ lặn”xinh đẹp miền sông nước Nagara