Chính phủ Nhật Bản trao huân chương cho người Mỹ thảm sát chính dân tộc mình?

Theo như những gì chúng ta biết, Nhật Bản và Mỹ từng có quan hệ chẳng mấy tốt đẹp trước kia. Trong Thế chiến thứ 2, hai bên đứng về hai chiến tuyến đối lập. Thậm chí Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử lịch sử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật, gây ra rất nhiều thiệt hại tàn khốc về người và của và để lại di chấn đến tận ngày nay, sau hơn 70 năm trôi qua.

Với một cuộc chiến, dù nguyên nhân là gì, kết quả rất nhiều mạng người đã bị tước đoạt. Trong chiến tranh, bạn buộc phải giết người, nếu không muốn bị giết. Không phải ai xấu ai tốt, ai đúng ai sai, chiến tranh xảy ra đồng nghĩa với những điều tồi tệ, kinh tởm khác mà ta không thể kiểm soát được.

Thế nhưng không còn gì đáng kinh tởm hơn việc khuyến khích giết hại chính đồng bào, dân tộc của mình. Trong chiến tranh, có nhiều nguồn tin cho rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ trao tặng huân chương cho binh sĩ người Mỹ giết số lượng lớn dân thường người Nhật. Thực hư chuyện này ra sao?

Tên của người này là Curtis Emerson LeMay, một binh sĩ người Mỹ.

Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/カーチス・ルメイ

Hãy cùng xem những gì mà anh ta đã làm. Người này cũng có tham chiến tại chiến trường Việt Nam.

Trong quân đội Mỹ, hắn được biết đến như một kẻ bạo tàn, nóng tính nhưng có khả năng công kích, tấn công người khác.

Tại thời điểm đó, dù đang trong thời chiến, các nước tham chiến vẫn chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế. Luật cấm không được giết hại dân thường, thế mà ở Nhật, thương vong chủ yếu đến từ những người dân vô tội. Con số thống kê cho thấy số người bị sát hại vô cùng lớn.

Một trong số những trận có thương vong lớn nhất phải kể đến Chiến dịch ném bom hủy diệt ở Tokyo. Tổng cộng 106 lần nổ bom đã diễn ra tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Trong chiến dịch đó, tổn thất lớn nhất là Trận không kích diễn ra vào ngày 10 tháng 3 năm 1945.

Trong số 1 triệu nạn nhân có hơn 100,000 người thiệt mạng.

Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/東京大空襲

Sau trận xả bom hủy diệt, chẳng còn gì sót lại ở Tokyo. Tính chất nghiêm trọng của đợt không kích này có thể so với 2 quả bom nguyên tử lịch sử thả xuống nước Nhật. Bà của tôi cũng chịu rất nhiều di chấn sau sự kiện này.

Tại sao thương vong lại khủng khiếp như vậy? Đó là vì không chỉ tác hại từ bom, tên lửa, đạn đã thiêu rụi rất nhiều kiến trúc ở Tokyo. Khi đó đa số nhà ở Tokyo được làm từ gỗ dễ bắt lửa, vì vậy người Mỹ đã sử dụng thêm loại vũ khí này. Người đàn ông tên Curtis nói trên chính là kẻ đứng sau, quyết định phát triển chiến dịch.

Hắn cũng chính là chỉ huy trong trận không kích vào tháng 3 năm 1945.

Trong quân đội Mỹ hiện giờ diễn ra làn sóng chống đối mạnh mẽ với điều luật cấm sát hại dân thường trong luật pháp quốc tế. Quân Mỹ cho rằng chính thường dân ở Nhật là những người cung cấp quân nhu cho quân đội Nhật, vì thế cần thiết phải bỏ qua luật để tiêu diệt đội ngũ hậu phương này. Đây là những lời tàn ác thốt ra từ miệng của Curtis.

Toàn bộ dân Nhật đều là lính.

Giết tất cả đi.

Kể cả người già, trẻ con và phụ nữ ư?

Hắn cũng chính là kẻ đã tuyên bố sẽ đưa Việt Nam trở về thời đồ đá khi quyết định thả bom trong chiến tranh Việt Nam.

Thế nhưng vẫn có thể hiểu được nếu lời thốt ra là từ một tên lính Mỹ trong chiến tranh. Vấn đề nằm ở chỗ, Chính phủ Nhật Bản đã trao tặng cho hắn huân chương sau đó.

Ảnh https://blog.goo.ne.jp/tokyodo-2005/e/01c4b5e3429b75fa4ecc03624afecc58

Đây là tấm huân chương cao quý nhất do Chính phủ Nhật Bản ban tặng về việc hỗ trợ thành lập Đội tự vệ phòng không Nhật Bản thời hậu chiến. Tất nhiên việc Curtis giúp đỡ Nhật Bản trong việc thành lập đội này là có thật, thế nhưng câu chuyện khôi hài nằm ở chỗ người được nhận huân chương chính là thủ phạm sát hạt rất nhiều người dân vô tội.

Sự thật đằng sau câu chuyện có thể được diễn giải như sau.

Trong trận không kích hủy diệt Tokyo năm ấy, rõ ràng Mỹ đã vi phạm điều luật quốc tế không được sát hại dân thường. Ở trường hợp này, chỉ cần Nhật Bản đệ đơn khởi kiện Mỹ ra tòa quốc tế, Chính phủ Mỹ nhất định sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế nước Mỹ trong thời điểm hiện tại. Thế nhưng thay vì kiện cáo, Chính phủ Nhật trao huân chương trực tiếp cho người lãnh đạo, đưa ra và thực hiện đề án, “cha đẻ” đứng sau trận không kích năm ấy là Curtis, điều này chứng tỏ Chính phủ Nhật sẽ im lặng và không nhắc gì đến trận thảm sát hủy diệt ấy nữa.

Trong một chương trình của Mỹ có phỏng vấn Curtis, hắn im lặng về những gì mình đã làm, mà chỉ cho xem chiếc huân chương mình đã được nhận.

Đúng vậy, thông qua huân chương này, dù rằng trong quá khứ, Curtis đã sát hại rất nhiều người dân vô tội Nhật, Chính phủ Nhật vẫn sẵn sàng tha thứ cho hắn.

Bản thân tôi là dân Tokyo, có ông bà là những người chịu thiệt hại trực tiếp từ những gì binh lính Mỹ đã gây ra, thật sự không thể chấp nhận được kết quả trên, với tư cách người bị hại.

Dù rằng sau đó Nhật Bản thua trận và bị chi phối bởi Mỹ, dù rằng kể từ thời điểm trao huân chương đã 12 năm trôi qua.

Tôi chỉ cảm thấy thất vọng về Chính phủ nước nhà, những kẻ nhu nhược chịu khuất phục và nghe theo mọi sự chỉ đạo từ Mỹ.

Kengo Abe

[Nên học hỏi] Bài học tiết kiệm rút ra từ hậu quả chiến tranh của người Nhật

Đội quân cảm tử Kamikaze : nghẹn ngào những cảm xúc vào giờ phút cuối cùng, gửi gắm trong lá thư vĩnh biệt gửi người thân

Tiếng khóc vọng ra từ con tàu nghiên cứu khoa học của người Mỹ trên đất Nhật sau chiến tranh

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: