Cách quy hoạch vườn hoa Ibaraki ở Nhật
Xây dựng một vườn hoa ở Nhật Bản, không đơn thuần chỉ là cắm một vài luống hoa, nở chán nở chê rồi thì đem đi thu hoạch, hoặc mở cửa bán vé.
Đối với người Nhật, vườn hoa là cả một nét văn hóa, mỗi vườn hoa được xây là một công trình kiến trúc nghệ thuật hài hòa, khiến người đến tham quan như lạc vào một thế giới khác đầy sắc màu và sự yên bình.
Xây dựng vườn hoa ở Nhật là cả một nghệ thuật. Trong ảnh là kiểu vườn Hill-and-pond trong các lâu đài dành cho vua chúa.
Không như lối kiến trúc “vườn thượng uyển” nguy nga tráng lệ phương Tây, người Nhật hướng tới nét tự nhiên và hàm ý triết học nhiều hơn.
Nếu đó là khu vườn của hoàng gia hay quý tộc, họ muốn nó phải mang tính giải trí, thẩm mỹ.
Còn nếu khu vườn ấy dành cho những ngôi đền Phật giáo, nó phải toát lên vẻ thanh tịnh, yên bình.
Người Nhật có hai kiểu vườn hoa chính: vườn hoa phong cách Hill-and-pond với những đồi hoa xen lẫn hồ nước trong khuôn viên, tạo cảm giác trở về với tự nhiên không vướng bận.
Kiểu thứ hai là vườn hoa tản bộ, cũng chính là loại vườn hoa dành cho khách tham quan du lịch chụp ảnh, quay phim kỷ niệm.
Vườn hoa tản bộ được quy hoạch rất quy củ của người Nhật.
Khoan nói về Hill-and-pond, bởi nó là cả một khu du lịch sinh thái rộng lớn rồi.
Giờ hãy bàn về kiểu vườn hoa tản bộ, kiểu vườn được áp dụng nhiều nhất ở các công viên cho khách tham quan.
Ở loại vườn này, hoa sẽ được chia thành luống, thành khu riêng biệt, sau đó giữa mỗi luống là lối đi cho khách tham quan để tránh giẫm đạp lên hoa của công viên.
Đặc biệt nhất là không phải mỗi luống hoa chỉ là hoa không, mà mỗi luống sẽ mang một câu chuyện, một lối kiến trúc riêng, tiêu biểu nhất có thể kể đến “thiên đường hoa Hitachi” tại thành phố Hitachinaka, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản.
Thậm chí, người Nhật cũng rất biết nhu cầu của người đến tham quan, trong khóm hoa họ còn sắp xếp một viên gạch, hoặc chỗ ngồi nhỏ để người ta chụp ảnh không bị bẩn quần áo, cũng như đươc nghỉ ngơi đắm chìm vào không gian tự nhiên.
Mà suy cho cùng, cũng là từ ý thức của người dân có muốn bảo vệ cảnh quan hay không.
Chỉ cần trong đầu khách tham quan có tâm lý muốn giữ gìn cảnh đẹp cho những khách tham quan khác, thì dẫu vườn hoa quy hoạch như thế nào thì vẫn sẽ tươi đẹp mãi.
Giữa những khóm hoa có lối đi và ghế nghỉ.
Người dân cũng vô cùng ý thức, không ai trèo vào giẫm đạp hoa.
Lối đi rất rộng rãi thoáng đãng, không bao giờ phải chen chúc.
Cảnh trong vườn hoa thiên đường Hitachi ở tỉnh Ibaraki, Nhật Bản.