Bài học từ chàng trai trẻ dành cả thanh xuân để mở…Chùa
Cần trường thì xây trường, cần công ty kinh doanh thì thành lập công ty?
Vậy nếu bạn muốn có một ngôi Chùa thì phải làm sao?
Có lẽ không mấy người có suy nghĩ như vậy nhỉ? Thế nhưng hãy cùng xem trường hợp của Watanabe, người đã lập nên một ngôi Chùa tại Koshigaya-shi, Saitama khi mới chỉ 28 tuổi. Ngôi Chùa này được gọi là Genmyouji.
Watanabe sinh ra trong một gia đình cơ bản. Năm 15 tuổi, cậu đã bắt đầu làm quen với các sinh hoạt trong Chùa. Trụ trì Chùa khi ấy là bố của một người bạn cùng lớp trung học với cậu. Sau đó vào năm 28 tuổi, cậu rút tiền tiết kiệm cộng thêm vay một khoản tín dụng, mua đất, bắt đầu tự xây dựng ngôi Chùa của riêng mình.
Xây Chùa cũng giống như khởi nghiệp, ban đầu Watanabe phải nhờ đến khoản tiền trợ cấp. Với mỗi giáo phái sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp khác nhau. Thời điểm Watanabe mở Chùa, tuy dân trong thành phố Koshigaya đang có xu hướng gia tăng, Chùa chiền cũng rất nhiều, thế nhưng Chùa cho giáo phái của Watanabe lại rất hiếm. Vì vậy, việc chàng thanh niên thành lập Chùa là một đóng góp to lớn đối với giáo phái.
Trong khoảng thời gian 3-4 năm, mỗi tháng, Chùa của Watanabe nhận được tiền trợ cấp lên tới 200,000 Yên mỗi tháng.
Chàng trai trẻ đã phải tính toán rất nhiều để có thể xây dựng thành công ngôi Chùa. Đầu tiên phải mua đất. Với số tiền trợ cấp cộng thêm khoản tiết kiệm riêng, Watanabe có thể đầu tư một mảnh đất, thế nhưng lại không đủ để xây dựng Chính điện.
Dù đã cất công đến các ngân hàng để thảo luận thêm, 20 ngân hàng đã từ chối yêu cầu của cậu. Duy chỉ có một ngân hàng duy nhất, sau 4 tháng kiểm tra đã cho phép cậu vay tiền.
Tuy nhiên vì giới hạn vay tiền là quá ít, cái Watanabe xây được giống một căn nhà nhỏ hơn là một ngôi Chùa như tưởng tượng.
Từ đó đến nay, cậu thanh niên Watananabe ngày nào đã trên 40 tuổi. Cuối cùng Watanabe đã có thể tìm được nguồn thu để duy trì ước mơ của mình, chính là từ những người theo đạo Phật trong thành phố. Cậu đã cất công đến gặp gỡ, trò chuyện với từng nhà một để gây quỹ.
Nhưng Nhật Bản lại là quốc gia già có dân số giảm dần, những người tin vào Phật giáo đa số lại là người lớn tuổi, trong khi mối liên hệ gắn kết giữa Đạo và người trẻ đang ngày càng yếu dần đi. Trong bối cảnh đó, Chùa cũng phải đưa ra những cải cách để phù hợp với thời đại. Thậm chí có Chùa còn biến Chính điện thành sàn nhảy.
Không biết ngôi Chùa mới của Watanabe có đáp ứng được những thay đổi trong thời thế và được giới trẻ yêu thích để tiếp tục duy trì?
Kengo Abe
Mê mẩn thể loại tranh đấu cung đình, bạn đã cập nhật từ điển Hậu Cung Nhật Bản chưa?
Đừng chết ở lưng chừng 3776m (Kỳ 1)