Lạnh lùng nhạt nhẽo ư? Có lẽ bạn đã hiểu sai về người Tokyo
Chắc nhiều bạn đang mang suy nghĩ rằng ở Tokyo có rất nhiều người lạnh lùng. Người Tokyo chán lắm, nói chuyện cười mà chẳng hiểu gì cả.
Ảnh マイナビウーマン
Không phải riêng gì người nước ngoài đâu, mà ngay cả người Nhật cũng nghĩ thế, đặc biệt là người vùng Kansai. Cũng dễ hiểu thôi, vì Kansai nổi tiếng với những con người hài hước mà.
Thế nhưng cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả. Với tư cách là người Tokyo, tôi sẽ giải thích về vấn đề này.
Đầu tiên, điểm mấu chốt ở đây chính là người dân Tokyo đa phần đến từ vùng nông thôn theo xu hướng chuyển dịch dân cư về thành phố. Tất nhiên dân nông thôn cũng dồn lên các thành phố lớn khác như Osaka, nhưng tỷ lệ này cao hơn rất nhiều ở Tokyo.
Cũng giống như Sài Gòn, người dân Tokyo gốc rất hiếm. Vậy thì những người như thế nào sẽ được gọi là dân Tokyo gốc nhỉ?
Thành Edo thời xưa chính là tiền thân của Tokyo bây giờ. Thời đó, không bao gồm Shinjuku và Shibuya, Edo được hình thành từ Asakusa và các khu vực lân cận.
Theo những gì dân địa phương khác chia sẻ, người dân Tokyo trước kia rất thích cãi vả, đánh nhau
Ảnh http://www.peoplechina.com.cn/zlk/chdfx/201801/t20180131_800115858.html
Thậm chí có câu nói
火事とケンカは江戸の華 (Kaji to kenka wa edo no hana) – Hỏa hoạn và cãi cọ là hoa của Edo.
Vào mùa đông, khí hậu ở Tokyo cực kỳ khô hạn do đó dễ xảy ra hỏa hoạn, đồng thời dân ở đây cãi vả rất nhiều. Câu nói trên ám chỉ hai đặc trưng này của thành Edo (Tokyo ngày xưa).
Nhưng thay vì cho đó là một điểm yếu, những người Tokyo chúng tôi lại nghĩ đó là đặc sản của vùng đất này. Dù bảo là cãi cọ, thế nhưng không phải là những cuộc đấu đá bốc đồng, mà lời nói ra giữa hai bên dù là cố gắng bênh vực lập trường cá nhân, nhưng cũng phải hợp nhân tình thế thái, thuyết phục được đối phương. Cãi sao cho có văn minh, cãi cho thâm, cho đúng, chứ không phải giận quá mất khôn rồi đánh nhau lỗ đầu chảy máu.
Yếu tố quan trọng trong những cuộc cãi vả đó là 自慢 (Jiman) – Tự mãn.
Ngoài ra, Rakugo (hình thức kể chuyện cười của Nhật) cũng bắt nguồn từ Edo.
Ảnh http://www.nihongohiroba.com/?p=267
Ở Tokyo cũng có cụm từ như thế này
宵越しの金は持たない!(Tôi không giữ tiền qua đêm)
Ý câu này là tiêu hết số tiền đang có vào một trận nhậu nhẹt linh đình trong đêm nay. Đây mới chính là hình ảnh phù hợp nhất nếu muốn miêu tả người Tokyo.
Dù tôi chẳng giàu có gì, thế nhưng có tiền là sẽ tiêu, không chỉ cho bản thân mình, mà cho cả những người xung quanh nữa. Có cái gì đó giống tính cách của dân miền Tây ở Việt Nam đúng không?
Có điều hơi ngốc thì phải !
Đúng vậy, người Tokyo không hề lạnh lùng gì đâu, chúng tôi cũng biết cách đùa lắm chứ. Vào năm 1973, thời tôi sinh ra, khi đó rất ít định kiến về dân Tokyo như hiện nay. Thế nhưng kể từ khi nơi đây ngày càng phát triển từ một vùng nông thôn, các tòa nhà chung cư mọc lên như nấm, cùng với sự bùng nổ dân nhập cư, thành phố này đã thay đổi. Những người dân ở khu vực khác chuyển đến sống ở Tokyo, vì khác biệt về giọng địa phương, họ xấu hổ mà không tương tác nhiều với những người khác. Ngoài ra cũng có rất nhiều người vùng khác mang theo định kiến về một Tokyo rất đáng sợ, bên cạnh đó có người bị “khớp” và khó thích nghi nên đâm ra chống đối, khó chịu với Tokyo.
Và cuối cùng, Tokyo trở thành một thành phố lạnh lùng, nhạt nhẽo như hiện nay. Thế nhưng với tư cách là dân Tokyo, tôi vẫn hy vọng có thể mang Tokyo trở về với hình ảnh ấm áp như ngày xưa.
Và cũng hy vọng những người dân nhập cư có thể mở lòng đón nhận Tokyo hơn nữa. Dẫu bạn luôn chán ghét Tokyo và nhớ thương đến quê nhà của bạn là chuyện đương nhiên, nhưng bạn đang sống và làm việc tại Tokyo cơ mà. Thế chẳng khác nào lấy một cô vợ nhưng lúc nào cũng tương tư đến một cô khác. Bạn không thấy Tokyo đáng thương lắm sao?
Kengo Abe
[Sốc] Dắt gấu bắc cực đi dạo quanh con đường Shibuya ở Tokyo- thật hay đùa?
Khám phá 4 điểm ngắm pháo hoa mùa hè đẹp đến nao lòng ở Tokyo mà bạn nên đến