Dự đoán sự an toàn của sân bay Haneda khi thảm họa tương tự xảy ra

Như các bạn đã biết, sân bay Kansai – sân bay được xây dựng trên mặt biển đã thất thủ trong cơn bão số 21 vừa qua.

Ảnh https://www.google.com/maps/@34.4125599,135.2453745,13.03z

Sân bay được tính toán xây dựng sao cho vẫn trụ vững trước những đợt thủy triều lớn ngoài khơi, cứ 50 năm có 1 lần. Tuy nhiên, trước sức tàn phá không tưởng của cơn bão vừa rồi, đợt sóng cao hơn so với dự định và đã gây ra rất nhiều thiệt hại.

Ảnh https://www.sankei.com/affairs/photos/180905/afr1809050018-p1.html

Sân bay này được thiết kế để chịu được đợt sóng cao nhất 2.93m vào năm 1961, nhưng đợt sóng lần này cao đến 3.29m.

Dù đường băng được xây dựng cao hơn mực nước biển 5m, thế nhưng với sự tấn công của đợt sóng lớn, đường băng đã bị ngập lún tận 3m.

Được biết cây cầu duy nhất kết nối sân bay với đất liền hư hỏng rất nghiêm trọng, đến mức vẫn chưa triển khai được phương án sửa chữa.

Đó là trường hợp của sân bay Kansai.

Giả thiết đặt ra là, nếu bão lớn xảy ra tại Tokyo và gây ra đợt sóng lớn như vậy, sân bay Haneda liệu có trụ nổi?

Tương tự sân bay Kansai, sân bay Haneda cũng được xây dựng trên mặt biển.

Ảnh https://www.google.com/maps/@35.5530244,139.7795328,14z

Nếu sự kiện tương tự xảy ra với sân bay này, chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy cùng lắng nghe câu trả lời đến từ đại diện Bộ Tài nguyên Đất, Cơ sở hạ tầng, Giao thông Vận tải và Du lịch.

“Trong trường hợp của sân bay Haneda, sẽ không có thiệt hại nào cả”.

Tuy rằng sân bay Haneda cũng chỉ được thiết kế để chịu được sóng cao đến 2.9m, thế nhưng phần đất nền của sân bay cao hơn mực nước biển 4m và đường băng được đẩy lên độ cao 6,6m.

Chưa kể khu vực Terminal của sân bay nằm ở địa điểm cách xa phần còn lại, do đó trong trường hợp nguy cấp, nơi có đông người tập trung nhất sẽ không gặp nhiều nguy hiểm.

Trong trường hợp sân bay Kansai, hiện tại có hơn 5000 người đang bị kẹt lại trong điều kiện mất điện, máy bán hàng tự động ngừng hoạt động, gây ra rất nhiều bất tiện.

Sân bay Haneda là một trong 4 sân bay lớn nhất thế giới, do đó lúc xây dựng đương nhiên phải thận trọng hơn. Trong trường hợp có người tị nạn bị kẹt tại sân bay, trong kho chứa của sân bay có đầy đủ thức ăn, chăn mền, túi ngủ, nhà vệ sinh khẩn cấp cho 11,000 người trong vòng 3 ngày.

Hơn nữa, không gian tị nạn được thiết kế cao hơn 10m so với mực nước biển, vô cùng an toàn.

Tuy nhiên, cho dù có tính toán kỹ lưỡng đến đâu, không thể chắc chắn 100% rằng khi tai họa xảy ra, sân bay Haneda sẽ được an toàn.

Trong đợt đại thảm họa năm 2011 ở vùng phía Đông Nhật Bản, sóng thần đạt đến độ cao 16.7m. Khi ấy, cả khu vực kho chứa cũng như toàn bộ sân bay Haneda đều bị nhấn chìm.

Không ai có thể dự đoán chính xác độ cao của các đợt sóng thần. Năm 1771, sóng thần ở Okinawa cao 85.4m. Vào năm 1958, cơn sóng thần khổng lồ ở Mỹ đạt đến 524m.

Ảnh http://www.tenkinoarekore.com/entry/2017/11/07/102520

Tuy không thể phòng trước được những chuyển biến không lường của thiên nhiên, thế nhưng sân bay Haneda đã được tính toán xây dựng với một thiết kế khá an toàn, vì thế các bạn hãy cứ tạm thời yên tâm nhé !

Kengo Abe

Sân bay Kansai thất thủ, thành phố Izumisano xin hãy cố lên !

Thà xếp hàng còn hơn dùng đến dịch vụ mới chỉ tốn 10 giây tại sân bay – Người Nhật đang nghĩ gì vậy?

Căn phòng bí mật của Conan tại sân bay Tottori –  Nhiều người vào không thấy trở ra, tại sao vậy?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: