Tại sao người Nhật lại phủ nhận tuyển thủ quần vợt nổi tiếng toàn cầu này?

Người Nhật đạt được khá nhiều thành công trong bộ môn quần vợt. Những năm gần đây, nhờ vào các tay vợt như Nishikori Kei hay Osaka Naomi mà Nhật Bản có thể thi đấu tại các giải đẳng cấp quy mô quốc tế.

Thế nhưng những cái tên trên chưa phải là người đầu tiên đưa quần vợt nước nhà ra khỏi biên giới quốc gia, điều này chỉ người Nhật là không biết.

Tuyển thủ quần vợt nổi tiếng thế giới Federer đã vô cùng kinh ngạc khi truyền thông Nhật Bản cho rằng quần vợt của nước Nhật sẽ không thể thắng nổi trong các trận đấu quốc tế. Anh ta đã buộc miệng nói rằng:

“Mọi người không biết Shingo Kunieda sao?”

Shingo Kunieda- tuyển thủ quần vợt nổi tiếng toàn cầu, thế nhưng chính người Nhật lại không biết.

Người đàn ông này, đạt kỷ lục thế giới 42 trận toàn thắng trong các giải quốc tế, là người vô cùng nổi tiếng trong giới quần vợt, nhưng chính người Nhật lại không hề hay biết, tại sao lại như vậy?

Vì anh ta là một người khuyết tật.

Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/国枝慎吾

Shingo Kunieda toàn thắng trong 3 giải quần vợt thế giới lớn, 22 lần thi đấu đơn, 22 lần thi đấu đôi. Trong Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic, Shingo Kunieda dành được 2 huy chương vàng thi đấu đơn và 1 huy chương vàng thi đấu đôi.

Năm 9 tuổi, vì một tai nạn, Shingo đã bị khuyết tật và phải sống cả đời trên xe lăn. Thế nhưng năm 12 tuổi, nhờ sự động viên từ mẹ của mình, cậu thanh niên đã bắt đầu chơi quần vợt với cơ thể khiếm khuyết hiện tại.

Từ lúc còn học trung học, Shingo đã được xuất ngoại và dành chiến thắng tại các cuộc thi quần vợt quốc tế. Bằng nghị lực phi thường, Shingo nhận được tài trợ toàn phần từ thương hiệu UNIQLO nổi tiếng của Nhật, thế nhưng thông tin này lại không được nhiều người biết đến.

Ảnh Yonex

Quần vợt dành cho người khuyết tật từ lâu đã trở thành môn thể thao được công nhận ở nước ngoài, thế nhưng truyền thông Nhật Bản không hề đề cập đến những giải đấu như vậy. Dù rằng tuyển thủ này đã rất xuất sắc làm rạng danh nước nhà trên đấu trường quốc tế, thế nhưng chỉ vì là người khuyết tật, anh ta đã không nhận được sự chú ý đáng lẽ phải được nhận ngay trên quê hương của mình.

Không phải mọi nỗ lực đều xứng đáng được ghi nhận sao? Khuyết tật hay lành lặn có ảnh hưởng gì đến thành tích cuối cùng?

Hy vọng rằng truyền thông Nhật Bản có thể có sự đánh giá đúng đắn với những con người xuất chúng dù sở hữu những khiếm khuyết về mặt thể chất như trường hợp của Shingo Kunieda.

Kengo Abe

Trên tất cả, không thể phủ nhận Nhật Bản là thiên đường dành cho người khuyết tật

Cô giáo nghỉ hưu sớm mở quán cơm nắm giúp trẻ khuyết tật

Cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho người khuyết tật, thế nhưng thái độ thật sự của người Nhật như thế nào?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: