Chất liệu thật sự làm nên bức tượng Quốc bảo ngàn năm – Ashura

Đến nay, ở Nhật Bản vẫn còn sót lại một số bức tượng quý có lịch sử lâu đời. Một trong số đó là bức tượng Phật Ashura.

Ảnh: http://www.kohfukuji.com/property/cultural/001.html

Bức tượng cao 153,4 cm này đến giờ vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn khiến các nhà khảo cổ say mê nghiên cứu. Một trong số đó liên quan đến chất liệu làm nên bức tượng. Nếu có dịp quan sát tận mắt, bạn sẽ biết được ngay bức tượng làm từ gỗ, tuy nhiên mấu chốt ở chỗ chính xác đó là loại gỗ nào thì vẫn còn rất nhiều ngờ vực.

Trên thân tượng, người ta tìm thấy nhiều lỗ hổng nhưng lại không biết tại sao những lỗ hổng ấy lại xuất hiện? Trong khi đó chúng lại chẳng ảnh hưởng gì đến cấu trúc tượng cũng như những bàn tay Phật mỏng manh kia.

Vì tượng Ashura được liệt vào hàng Quốc bảo nên muốn phân tích bên trong, các nhà khoa học phải hết sức kỹ lưỡng. Đầu tiên là chụp CT, đến chụp X-quang và nhiều kỹ thuật tiên tiến khác đều được mang ra thí nghiệm. Sau khi chụp CT, họ dựng ảnh 3D sau đó phục chế bằng nhựa, sau đó là tách từng bộ phận ra để phân tích cấu tạo.

Cùng thời với tượng Ashura hầu hết là những bức tượng làm từ cây bách. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã thử tái hiện cánh tay Phật bằng gỗ cây bách nhưng không thể bảo quản lâu vì cấu tạo bàn tay quá mảnh.

Ảnh: https://dot.asahi.com/photogallery/archives/2018090600080/3/

Vì thế, kết luận sơ bộ ở đây là mỗi bộ phận của bức tượng được làm từ một loại gỗ khác nhau. Trong đó, cơ thể làm từ gỗ cây bách, cánh tay từ gỗ cây tuyết tùng, bàn tay từ gỗ cây Kiri (*Có sách gọi là cây hông -Một loại cây bản địa của Nhật). Để kiểm chứng cho kết luận đó, người ta đã kiểm tra vân gỗ qua các kết quả chụp CT, thông qua vân gỗ, ta có thể xác định được loại gỗ, nhờ đó rốt cuộc câu trả lời cũng sáng tỏ.

Chính xác đó là gỗ cây Kaya (hay shin-kaya: gỗ làm bàn cờ Nhật) và Akamatsu (loại cây họ thông).

Kết quả chệch hoàn toàn so với dự đoán, khiến nhiều nhà nghiên cứu quá đỗi bất ngờ.

Ảnh: http://meguru.nara-kankou.or.jp

Chỉ là những cây gỗ thông thường, độ bền không cao nhưng lại giữ nguyên hình hình dáng của tượng đến 1300 năm. Điều này khiến ai nấy đều lạnh gáy khi hiểu ra vấn đề. Có lẽ không phải nhờ chất liệu mà chính là một thế lực siêu nhiên nào đó bên trong tượng đã bảo về tượng khỏi sự tàn phá khốc liệt của thời gian.

Kengo Abe

Ai bảo vì Kanji là Hán tự nên người Trung Quốc có lợi thế học tiếng Nhật? Kết quả hoàn toàn ngược lại đấy

“Tam chủng thần khí” không thể thiếu của người dân Nhật Bản hiện đại-“Té ngửa”với món thứ ba

Nhật là nơi an toàn nhất để sinh con theo báo cáo của UNICEF, vậy quốc gia nào nguy hiểm nhất?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: