Căn bệnh Paris ai cũng có thể mắc phải – Nhưng nặng nhất vẫn là người Nhật
Căn bệnh Paris là gì?
Paris là một trong những điểm đến vàng mà bất kỳ tín đồ du lịch nào cũng mơ mộng được một lần trên đời đặt chân đến. Thủ đô nước Pháp được đặt cho rất nhiều cái tên mỹ miều như “kinh đô ánh sáng”, “thành phố tình yêu”,…
Dân du lịch Nhật Bản cũng chẳng phải là ngoại lệ, họ đắm say vẻ đẹp lãng mạn trang nhã quý phái của Paris qua các chương trình du lịch trên TV, cũng như gu thời trang đẳng cấp của những con người ở đó thông qua phim ảnh.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu người Nhật có thể biến giấc mơ thành sự thật sau khi đã đặt chân đến Paris. Chẳng có gì hơn ngoài “vỡ mộng”, còn hơn thế nữa, họ mang theo một căn bệnh tên là “hội chứng Paris” về nước. Bạn có thể tra cứu thêm về hiện tượng này trên Wikipedia.
Đây là một căn bệnh tâm lý có thật chứ không đơn giản chỉ là cảm giác “thất vọng”, đã được bác sĩ tâm lý làm việc tại Pháp Hiroaki Ota phát hiện vào năm 1986.
Ảnh https://theuijunkie.com/paris-syndrome/
Dấu hiệu của căn bệnh Paris
Trước khi đi, du khách tưởng tượng ra đủ mọi viễn cảnh tuyệt vời về “thành phố trong mơ” Paris. Đó là nơi những con người thanh lịch bước đi điềm đạm, khoác lên mình bộ trang phục đẳng cấp cùng những ly rượu vang tinh tế, trò chuyện thảo luận về nghệ thuật cổ điển, dưới ánh sáng rực rỡ của tháp Eiffel.
Thế nhưng thực tế, giống như hầu hết các thành phố lớn ở châu Âu, Paris cũng có những con đường bẩn, tỷ lệ tội phạm cao và một số người dân địa phương khá thô lỗ. Sự thất vọng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của du khách, thậm chí nếu nặng hơn sẽ có tác động xấu đến sức khỏe thể chất của họ.
Người Nhật và căn bệnh Paris
Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước sạch sẽ, thậm chí ở những khu vực đông dân nhất. Xét về độ lịch sự, đây là dân tộc có thể xem là lịch sự nhất thế giới. Nếu bạn so sánh chuẩn mực này giữa người dân Nhật Bản và người dân Paris, bạn sẽ hiểu nguyên nhân của căn bệnh sốc văn hóa này.
Ảnh www.vitamincreativespace.art
Một nguyên nhân khác đến từ rào cản ngôn ngữ, hạn chế du khách trò chuyện với người dân địa phương. Chính bởi sự không giao tiếp này khiến một số du khách người Nhật cảm thấy họ đang trở thành nạn nhân của sự phân biệt đối xử và không hiếu khách của người dân Paris. Nhưng thật ra tất cả là do khác biệt văn hóa.
Theo BBC, nạn nhân chủ yếu của căn bệnh Paris này là phụ nữ rơi vảo độ tuổi 30, những người sẽ đặt kỳ vọng cao vào chuyến đi đến đất nước lãng mạn này. Trong số 1 triệu du khách Nhật Bản đến Paris mỗi năm, có khoảng 12 người sẽ mắc phải căn bệnh Paris.
Cách chữa trị
Ảnh Put That Cheese Burger Down!
Dù cách chữa trị này có vẻ khá tàn nhẫn nhưng bạn nên nhìn nhận thẳng vào thực tế, đây là cách nhanh nhất để người Nhật có thể hiểu được về khác biệt văn hóa. Đó là đến Paris, cảm nhận và không bao giờ quay lại nữa.
Người Nhật ngày nay không còn “hướng nội” như trước nữa, càng ngày càng có nhiều người đi ra ngoài, mắc bệnh và trở về sẽ khiến cho những kỳ vọng trong nước giảm dần, từ đó hội chứng này sẽ được đẩy lùi.
Tham khảo https://grapee.jp/en/99643
KID
Ở Nhật có một căn bệnh – Một khi đã mắc phải đừng nghĩ đến việc chữa trị
Tại sao nên đọc Manga? Lợi ích của Manga với hội chứng ASD (Tự kỷ)
Ở Nhật lâu năm, đừng để bản thân mắc phải hội chứng tâm lý kỳ lạ này