Trường học Nhật trao quyền đặt nội quy cho học sinh: không mặc đồng phục, không thi cử…!?

Cững như nhiều quốc gia khác, xã hội Nhật phát triển không ngừng cùng với guồng quay của thời đại. Kỹ thuật tân tiến, hiện đại, trí tuệ nhân tạo đến xe bay…nếu không thường xuyên đọc tin tức, bạn khó mà biết đường thế giới để đạt đến ngưỡng cửa nào? Thế nhưng dù được thế giới hết lời ngợi khen thì vẫn còn một bộ mặt khác của Nhật Bản còn tồn đọng nhiều mảng đen, đến nay vẫn chưa có nhiều biến chuyển. Đó là lĩnh vực giáo dục!

Xã hội Nhật xem trọng sự bình đẳng hoặc nói đúng hơn là họ đang ra sức cân bằng sự bất bình đẳng đó bằng nhiều biện pháp. Một trong số đó là đồng phục học sinh. Lên đại học, bạn có thể mặc bất kỳ trang phục nào nhưng 3 cấp còn lại, đặc biệt là cấp 2 và 3, học sinh buộc phải tuân theo đồng phục của trường.

Tuy nhiên, gần đây trong một phóng sự của NHK về trường trung học cấp quận thuộc Kojima-chou nằm tại quận Chiyoda, Tokyo, bày tỏ một quan điểm hoàn toàn khác về giáo duc đã được đưa ra và đang ứng dụng tại trường. Phóng sự có tiêu đề “Nhìn lại những điều ‘hiển nhiên’ tại trường học – Cuộc chiến trường công lập”.

Theo NHK cho biết, ban giám hiệu đã trao quyền quyết định nội quy cho Hội học sinh của trường. Và sự cải tổ đầu tiên quyết định vào tháng 7 đó là vấn đề “đồng phục”.

Khoảng 3 ngày trong tuần các học sinh có quyền mặc “thường phục” đến trường”

Khi được hỏi về quy tắc mới này, hiệu trưởng của trường- ông Yuichi Kudo cho biết:
“Nếu không thử mặc thường phục đến trường học sinh sẽ không biết lợi ích của việc mặc đồng phục”.

Thật giống với cách giáo dục của người Nhật, con ngã đau mới biết để lần sau tránh, không thử thì sao biết cái nào tốt…

Tuy nhiên, liệu có nên thử thách cả một thế hệ học sinh của trường, bản thân tôi sau phát ngôn của thầy giáo cảm thấy ông đang trách cứ hơn là khuyến khích, đồng tình, như thế “phải cho chúng biết thế nào là hối hận” vậy.

Nói đến đây cũng có một sự bình luận trái chiều của cư dân mạng rằng:

“Bất cứ quyết định nào cũng đi kèm với lợi ích và hiểm hoạ. Nhưng nếu cứ đi theo tiền lệ thì đến bao giờ mới thay đổi được. Thẳng thắn nhìn nhận và dũng cảm đưa ra quyết định đó, hiếm khi xuất hiện những nhà giáo như vậy tập trung tại một trường. Vì thế bỏ qua chuyện tốt xấu, tôi chỉ ước những nhà giáo dục của tỉnh mình cũng học tập theo đó thôi”.

“Nhìn lại nền giáo dục Nhật từ trước đến giờ thì ngôi trường này đang làm rất tốt đó chứ. Trao kiến thức là quá trình cần thời gian vàm huyết. Cách tính điểm, cung cấp kiến thức hay đưa ra đề tài bàn luận vẫn còn bất cập. Để cải cách giáo dục thì đây là 1 ví dụ đáng để noi theo”- @Singer_ Shake

“Thời tôi học cấp 2, bạn không thể tin được là trường tôi nhìn đầu gấu thế nào đâu. Thế là 1 ngày trường học ra quyết định cho học sinh mặc thường phục đến trường, thế là báo chí cũng rùm beng lên. Và các bạn biết rồi đấy, thời trang của đầu gấu thì khỏi nói rồi. Ấn tượng về trường tôi từ đó rất kinh khủng. Phải nói đó là ký ức bi thương nhất trong cuộc đời học sinh của tôi” – @4KVBIv6TAyJGRRD

Theo phóng sự, động lực thúc đẩy ban giám hiệu đi đến quyết định để cho học sinh suy nghĩ và thay đổi môi trường học đó là tập cho các em tinh thần thẳng thắn bày tỏ ý kiến.

Ví dụ trong nhóm 4 học sinh cùng đưa ra ý kiến về một đề tài, để tránh tranh luận một số em dùng trò Bao búa giấy để quyết định chứ không thẳng thắn đối mặt với xung đột.

Ngoài ra trường còn giảm số kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ xuống để tránh tạo áp lực cho các em…
Đây có phải là ngôi trường trong mơ mà học sinh hằng mong đợi, hay là mầm mống cho nhiều hiểm hoạ sắp sửa giáng xuống.
Cùng chờ đợi những tin tức mới nhất cùng như những biến chuyển của nền giáo dục Nhật trong tương lai nhé!

Nguồn tin: NHK, Twitter 

Chee 

Giáo dục tiểu học tốt là vậy, Nhật Bản vẫn không tránh khỏi trường hợp trẻ hư hỏng do được nuông chiều

Từ vụ thảm sát bé gái ở tỉnh Niigata: Đi học một mình : Giáo dục hay hiểm hoạ ?

10 điểm khác biệt nổi bật giữa hệ thống giáo dục Nhật Bản và Mỹ

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: