Quan ngại cho Tokyo Olympic 2020 – Vấn đề phát sinh chồng chất, người dân dần mất niềm tin
Thế vận hội Olympic 2020 dự kiến sẽ được diễn ra tại Tokyo vào năm 2020. Khi quyết định này được đưa ra, rất nhiều người Nhật Bản tỏ ra vui mừng.
Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2145715647022258501
Tuy vậy, hiện tại, cảm xúc của mọi người đã thay đổi.
Quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội hiện nay đang gặp khá nhiều trắc trở. Đầu tiên là vấn đề Logo.
Logo mà Chính phủ Nhật đầu tư số tiền lớn để thiết kế hóa ra lại là phiên bản copy trắng trợn.
Ảnh https://ironna.jp/article/1880
Bên trái là Logo một nhà hát ở Bỉ, còn bên phải là Logo của Thế vận hội Tokyo. Với tỷ lệ giống nhau cao như thế này, đây chắc chắn không phải trùng hợp ngẫu nhiên.
Chi phí thiết kế cho Logo này là 57,000,000 Yên, chưa kể sau khi công bố Logo hoàn chỉnh chính thức tại sự kiện, số tiền cần trả thêm là 69,000,000 Yên. Tổng cộng 126,000,000 Yên này gần như “đổ sông đổ bể”. Vấn đề tài chính chỉ là một phần, chưa kể uy tín Nhật Bản trong mắt bạn bè quốc tế sẽ giảm đi khá nhiều.
Đây chính là chân dung nhà thiết kế đã gây nên vấn đề nghiêm trọng trên
Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2145715647022258501
Sau lần này, người ta đã phát hiện rất nhiều phiên bản ăn cắp khác trong các thiết kế trước đó của anh ta.
Vấn đề tiếp theo liên quan đến việc sửa chữa sân vận động quốc gia trở thành khu vực thi đấu chính thức cho Thế vận hội.
Trước kia Nhật Bản đã từng đăng cai Thế vận hội năm 1964 tại Tokyo. Lần đó, sân vận động quốc gia cũng được lựa chọn cho địa điểm chính thức để tổ chức sự kiện. Tuy đã xem xét qua rất nhiều bản thiết kế, Chính phủ Nhật Bản lại quyết định chọn ra mẫu thiết kế này.
Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2145715647022258501/2145732354648939103
Thiết kế gây ồn ào này bị phản đối vì “ngốn” một khoản tiền khó tưởng tượng trong ngân sách quốc gia, 250,000,000,000 Yên. Sau khi tin tức lộ ra ngoài, tuy rằng Chính phủ đã “chữa cháy” bằng cách chọn mẫu thiết kế khác, số tiền cần phải trả cho người thiết kế đã lên đến 1,000,000,000 Yên.
Vấn đề tiếp theo đến từ phát ngôn gây sốc của Chủ tịch Ban tổ chức Olympic, ông Mori.
Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2145715647022258501/2145732354648939103
“Chính phủ Nhật Bản sẽ không bỏ ra số tiền 250,000,000,000 Yên đâu nhỉ”.
Vấn đề ở đây không phải là “không chịu bỏ tiền” mà thật sự số tiền ở trên là không cần thiết. Phát ngôn trên của người lãnh đạo tổ chức Thế vận hội gây thất vọng và chịu nhiều ý kiến phản đối vì thái độ ngạo mạn, thất lễ. Chưa kể bản thân ông Mori đã từng là Thủ tướng Nhật Bản, việc phát ngôn thiếu suy nghĩ như vậy rất khó chấp nhận.
Để tổ chức bất kỳ một sự kiện gì, tài chính là vấn đề không thể bỏ qua. Dự trù chi phí ban đầu cho Tokyo Olympic 2020 là 302,300,000,000 Yên. Thế nhưng sau khi các trắc trở không mong muốn liên tiếp xảy ra, con số này đã lên gấp 6 lần. Ai sẽ là người trả tiền?
Giải quyết việc thiếu hụt kinh phí, Chính phủ quyết định tuyển dụng 110,000 tình nguyện viên tại sự kiện. Vì là tình nguyện viên, những người này không được trả tiền ăn ở, đi lại. Trong suốt quá trình diễn ra Olympic, cái mà tình nguyện viên được nhận chỉ có một chiếc áo thun để mặc cho đồng bộ.
Với những đãi ngộ khủng khiếp như vậy, ai sẽ chấp nhận trở thành tình nguyện viên? Trong lúc câu hỏi trên vẫn đang gây nhiều tranh cãi, lại một phát ngôn gây sốc nữa đến từ phó ban tổ chức Olympic quốc tế (IOC).
“Là tình nguyện viên phải biết chấp nhận tổn thất”.
…Nếu bạn biết lương theo ngày của người này là 900 USD ?
Tiền bồi dưỡng thành viên trong ban tổ chức có thể lên đến 2,000,000 Yên/tháng, vậy mà các tình nguyện viên phải tự bỏ tiền đi lại, ăn ở để phục vụ sự kiện, có quá bất công không?
Đây là tên các nhà tài trợ chính cho sự kiện
- Chủ tịch Canon
- Nguyên thủ tướng
- Giám đốc Panasonic
vân vân….
Sau khi biết được những thông tin này, bạn có còn nghĩ rằng ban tổ chức đang “kẹt tiền” không?
Phải một thời gian từ lúc đăng tin tuyển dụng, những người này mới chịu “trả giá” cho tình nguyện viên 1 ngày 1000 Yên. Có lẽ vì sợ không ai đăng ký chăng? Ngay từ đầu, nếu đưa ra mức giá như vậy, có lẽ đã tránh được sự chỉ trích từ dư luận.
Chưa kể khi Thế vận hội diễn ra, giao thông nội thành Tokyo sẽ chịu rất nhiều tổn hại, gây cản trở đến việc đi lại và công việc hiện tại của người dân. Chính vì vậy, việc khâu tổ chức gặp quá nhiều trắc trở đã khiến nhiều người mất đi niềm tin và hứng thú ban đầu.
Trong tình trạng như vậy, Thế vận hội Tokyo Olympic 2020 liệu có còn truyền tải được những ý nghĩa ban đầu? Tất nhiên việc tổ chức vẫn phải diễn ra, nhưng tổn thất sẽ do người Nhật gánh chịu.
Sẽ thế nào nếu họ đồng loạt biểu tình? Tình hình sẽ rất khó kiểm soát.
Liệu tương lai của Olympic sẽ đi về đâu? Tôi không dám nói thêm điều gì !
Kengo Abe
Sự thật gây bức xúc về chế độ tuyển tình-nguyện-viên-không-công của Olympic 2020
Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp bật max điều hòa và mở cửa để đi xem Olympic 2020 cho nó mát
Bà cụ 90 tuổi học tiếng Anh mỗi ngày vì muốn trở thành tình nguyện viên cho Thế Vận hội Olympic