Không chỉ vì chất lượng, đây là lý do khiến giá trái cây ở Nhật được đẩy lên trời

Trái cây trong tiếng Nhật là 果物 /くだもの (Kudamono).

Nhật Bản có rất ít đất trồng. Thực tế chỉ có 12% diện tích đất của nước Nhật được sử dụng cho việc canh tác (con số này ở Mỹ là 45%).

Bạn có biết tại sao giá của các loại trái cây ở Nhật lại cao đến vậy không? Chất lượng là một phần nhưng không phải tất cả. Vì diện tích đất trồng ít, chi phí trồng trọt và sinh hoạt của người nông dân lại rất cao. Chính vì vậy, để cân bằng giữa nguồn chi và nguồn thu, bắt buộc họ phải đẩy giá của sản phẩm lên cao để có thể hồi vốn và kiếm ít đồng lời.

Đi kèm với giá, đương nhiên chất lượng sản phẩm cũng phải tương đương. Đồng thời ở Nhật, mỗi địa phương sẽ phát triển một loại trái cây đặc trưng để tránh cạnh tranh trên thị trường.

Câu hỏi dành cho bạn đây: Bạn có biết địa phương nào sẽ nổi tiếng loại trái cây nào không?

1. Nashi (Trái Lê Nhật)

Ảnh macaroni

Tên tiếng Nhật: 梨 / ナシ

Mùa vụ: Từ tháng 9 đến tháng 10

Là biểu tượng của tỉnh Chiba.

Chắc chẳng ai xa lạ với trái Lê nữa, nhưng Lê Nhật và Lê Việt Nam có chút khác biệt đấy. Lê Nhật (Nashi) có kích thước lớn hơn và có hình tròn chứ không phải hình “quả lê” đặc trưng. Ngoài ra vỏ Nashi thô ráp và giòn hơn.

2. Fuji Ringo (Táo Fuji)

Ảnh 誕生日プレゼントCafé

Tên tiếng Nhật: 林檎/リンゴ

Mùa vụ: Từ tháng 9 đến tháng 11

Là biểu tượng của tỉnh Aomori.

Táo Nhật được trồng rộng rãi từ thời Minh Trị. Ngày nay đã trở thành một trong những trái cây phổ biến nhất ở Nhật Bản, một số được xuất khẩu với số lượng lớn. Táo Nhật chủ yếu được ăn sống sau khi gọt vỏ. Mùa Táo rơi vào mùa thu và đầu mùa đông.

Trong số rất nhiều loại Táo Nhật, loại được yêu thích nhất là Táo Fuji. Người ta vẫn nghĩ rằng cái tên được đặt dựa theo núi Phú Sĩ, biểu tượng Nhật Bản, nhưng thực ra đó là tên một thị trấn nhỏ ở tỉnh Aomori. Aomori là địa phương dẫn đầu trong việc trồng Táo. Vì thế đến Aomori, đừng quên vào tham quan vườn Táo bạn nhé.

3. Kaki (Hồng Nhật)

Ảnh フルーツタカハシ|ブルーベリー

Tên tiếng Nhật  柿/ カキ

Mùa vụ: Từ tháng 11 đến tháng 2

Là biểu tượng của thành phố Asakura, tỉnh Fukuoka.

Hồng Nhật khá tương tự Lê và Táo về kích cỡ, hình dạng và độ giòn. Thông thường Hồng được ăn sống sau khi gọt vỏ và cắt thành miếng. Tuy nhiên thỉnh thoảng người ta cũng làm Hồng sấy khô, vì thế khi đến Nhật vào khoảng cuối thu đầu đông, bạn sẽ thấy một số nhà phơi khô Hồng rồi xâu dây treo trước cửa nhà.

4. Mikan (Quả quýt)

Ảnh 産地直送|果物専門店|まぼろしの果実.

Tên tiếng Nhật 蜜柑/ ミカン

Mùa vụ: Từ tháng 10 đến tháng 1

Là biểu tượng của tỉnh Wakayama và tỉnh Ehime

Vào đầu mùa đông, quýt là trái cây đưa ưa chuộng nhất tại Nhật. Quýt Nhật khác với quýt Việt Nam ở chỗ không có hạt. Đây là trái cây được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ 400 năm trước, và cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản.

5. Sudachi

Ảnh グルメdeバイト

Tên tiếng Nhật 酢橘/ スダチ

Mùa vụ: Từ tháng 10 đến tháng 11

Là biểu tượng của tỉnh Tokushima

Sudachi là loại trái cây nhỏ và chua (gần giống trái chanh). Sudachi thông thường được dùng để vắt lên món cá nướng. Đây là một phần quan trọng trong lịch sử ẩm thực Nhật Bản.

6. Momo (Quà Đào)

Ảnh 大嶌屋

Tên tiếng Nhật 桃 / もも

Mùa vụ: Từ tháng 6 đến tháng 9

Là biểu tượng của tỉnh Yamanashi và Fukushima

Đào Nhật lớn hơn, mềm hơn, và đương nhiên… đắt hơn rất nhiều so với Đào Tây. Hình dạng quả Đào thường được ví như cái mông. Tuy nghe ra có vẻ hài hước nhưng vị của Momo là một “tuyệt phẩm” nhất định phải thử đấy.

7. Sakuranbo (Cherry)

Ảnh 天気予報

Tên tếng Nhật 桜桃

Mùa vụ: Từ tháng 5 đến tháng 7

Là biểu tượng của tỉnh Yamagata

N (Tổng hợp)

Những hiện tượng trái cây Nhật Bản được giới nhà giàu Việt Nam săn đón

Cam lai Quýt, Chanh lai Bưởi – Tổng hợp những loại trái cây kỳ quái chỉ có trên đất Nhật

Ý nghĩa ẩn giấu bên trong loài trái cây độc đáo của Nhật- Cam ngũ giác

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: