Cái chết của Yukio Mishima – Tinh thần võ sĩ đạo hay lòng yêu nước ngây thơ?

Vào năm 1970, một sự kiện diễn ra gây chấn động toàn Nhật Bản. Đó là sự kiện mổ bụng tự sát của tiểu thuyết gia nổi tiếng Yukio Mishima.

Đó là vào thời kỳ hậu chiến, dĩ nhiên không còn Samurai nữa. Nghi lễ mổ bụng (Seppuku) tưởng chừng đã chìm sâu vào quá khứ nay lại tái diễn trong hiện tại khiến rất nhều người cảm thấy bị sốc. Ai nấy đều đặt câu hỏi

Chuyện gì đã xảy ra với Yukio Mishima?

Sau khi thua trận trong Thế chiến thứ 2, nước Nhật, dưới sức ép từ các nước thắng trận, chủ yếu là Hoa Kỳ, đã phải thay đổi Hiến pháp. Nhật Bản trở thành một quốc gia không được phép sở hữu quân đội. Luật này ra đời nhằm mục đích ngăn chặn tận gốc mầm mống nổi dậy của Phát xít Nhật. Tuy nhiên thời điểm đó cũng là lúc chiến tranh nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới, ví dụ Chiến tranh Mỹ-Xô, Chiến tranh Nam Bắc triều và cả Chiến tranh Việt Nam.

Thời bấy giờ trên đất Nhật Bản, đi đến đâu cũng thấy quân đội Mỹ. Chưa kể Lực lượng phòng vệ Nhật Bản – lực lượng được thành lập ra để bảo vệ Nhật Bản vẫn được vũ trang quân bị đầy đủ, do người Mỹ đứng đằng sau. Như vậy liệu có mâu thuẫn với Hiến pháp không? Mâu thuẫn ấy đến tận ngày nay vẫn chưa được giải quyết.

Tiểu thuyết gia Yukio Mishima là đại diện cho những người bất mãn với tình trạng hiện tại của Nhật Bản. Ông mang theo một thanh kiếm Nhật đến uy hiếp trụ sở chính của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại Ichigaya, Tokyo.

Sau khi những nhân viên đội phòng vệ tụ tập đầy đủ, Yukio Mishima bắt đầu bài diễn thuyết của mình.

Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/三島事件

Chúng ta phải nổi dậy.
Các bạn ở đây không phải đều là Samurai sao?
Tại sao các bạn lại phủ định Hiến pháp mà chúng ta chiến đấu để bảo vệ.

Tuy nhiên những người trong Lực lượng phòng vệ không thể thấu hiểu cho lý lẽ của ông, họ cho rằng đây là cuộc đảo chính. Những lời kêu gọi của Yukio Mishima nhanh chóng chìm vào tiếng cười chế nhạo và tiếng trực thăng.

Phẫn uất, nhục nhã, tiểu thuyết gia trở về phòng và tự sát theo nghi thức mổ bụng.

Ông chuẩn bị một thanh kiếm Nhật và một người phụ tá. Người phụ tá sẽ có nhiệm vụ chặt đầu người thực hiện nghi lễ trong trường hợp sau khi mổ bụng mà người đó vẫn còn sống.

Theo như lời kể lại, người phụ tá của ông đã không làm tốt nhiệm vụ. Sau hai nhát chém vào đầu, Yukio Mishima vẫn chưa chết, phải đến nhát chém thứ ba, nghi lễ mới có thể kết thúc.

Thêm một người nữa là Morita, ngồi đối diện di thể của Yukio Mishima và cũng thực hiện nghi lễ mổ bụng.

Đầu của hai người đã khuất nằm bên cạnh nhau, xung quanh đó có 3 người đang than khóc. Những lãnh đạo cốt cán của Lực lượng phòng vệ bị bắt làm con tin khi ấy cũng cầu nguyện cho linh hồn họ được siêu thoát.

Ảnh Medium

3 người còn sống có liên quan đến vụ án sau đó đã bị bắt, nhưng họ không bị cảnh sát còng tay, có lẽ đó là hành động thể hiện sự kính trọng với những con người đã hy sinh vì lý tưởng của mình.

Đây là những lời được trích từ phần phỏng vấn các con tin.

Tôi không thể hận những người ấy.
Dưới góc nhìn cá nhân, tôi nghĩ đó là hành động khá ngây thơ nhưng xuất phát từ lòng yêu nước thuần khiết.

Trong một cuộc khảo sát thực hiện trên 1000 người trong nội bộ Lực lượng phòng vệ, phần lớn đều đồng ý với quan niệm của Yukio Mishima.

Yukio Mishima, người đã thất bại trong việc truyền đạt tinh thần Võ sĩ đạo đến với những con người hiện đại trong Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Bây giờ nhìn lại có rất nhiều người Nhật vẫn phán xét đây là hành động điên dại, ngây thơ ngu ngốc, thế nhưng những người chứng kiến khẳng định rằng gương mặt người chết khi ấy rất thanh thản.

Liệu những kẻ điên có thể giữ được phong thái thanh thản như vậy? Đây có lẽ là ví dụ rõ ràng nhất về cái chết “nhẹ tựa hoa Anh Đào” trong quan điểm của người Nhật.

Tinh thần võ sĩ đạo những tưởng đã biến mất trong vòng 50 năm, lại một lần nữa được sống dậy nhờ vị tiểu thuyết gia vĩ đại này.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: