Ảnh hưởng lớn đến đại danh họa Van Gogh, thế nhưng Ukiyo-e từng bị bán với giá “bèo” ở Nhật

Tầm ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản với thế giới là không thể phủ nhận. Bằng chứng các tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng Van Gogh lấy cảm hứng sáng tạo rất lớn từ tranh Ukiyo-e truyền thống của Nhật.

Cụm từ Japonaiserie 

là từ mà họa sĩ người Hà Lan, cái tên đại diện cho trường phái hậu ấn tượng Vincent van Gogh dùng để mô tả về tầm ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản. Van Gogh cảm thấy thích thú dòng tranh khắc gỗ Ukiyo-e từ những ngày khi ông còn ở Antwerp, nơi mà Van Gogh sử dụng tranh Ukiyo-e để trang trí cho Studio vẽ của mình.

Ảnh Van Gogh Studio

Trong suốt thời gian ở Paris, khi Ukiyo-e bắt đầu trở thành một làn gió mới cho những họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng, Van Gogh cùng với người anh trai Theo đã sưu tập một vài bức Ukiyo-e, thậm chí ông còn làm các bản sao chép của những bức tranh này.

Đặc điểm của dòng tranh khắc gỗ Ukiyo-e bao gồm chất liệu đời thường của nội dung, cách phân bố cục đặc trưng, nét viền cứng và chắc chắn, ánh sáng trải đều (không phân mảng sáng tối rõ ràng), nhấn mạnh vào hoa văn trang trí. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những điều này trong các tác phẩm của Van Gogh thời ông ở tại Antwerp.

Hiệu ứng về không gian và màu sắc

Các họa sĩ Nhật Bản thường có xu hướng phóng to phần cận cảnh chủ thể, thường xuyên loại trừ đường chân trời, giới hạn khung tranh như nhốt các thành phần khác của tranh ở bên trong. Van Gogh đã ứng dụng góc nhìn mới mẻ này, ông thích những hiệu ứng màu sắc tương phản, mô phỏng chủ đề hằng ngày nhưng ở một góc nhìn ấn tượng hơn. Tất nhiên cả không gian vui tươi và “gợi tình” của Ukiyo-e nữa.

Những bản sao chép của Van Gogh

Các bản sao chép này có thể được tìm thấy tại bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam, bao gồm hai bản sao chép trực tiếp từ tác phẩm của Hiroshige vào năm 1887.

Ảnh http://vincentinparis.com/item/flowering-plum-tree-after-hiroshige/

Bản sao chép của Van Gogh được treo sát cạnh bản gốc, nhằm thể hiện sự kính trọng đối với nghệ thuật Nhật Bản, nguồn cảm hứng và kim chỉ nam cho thẩm mỹ nghệ thuật đặc trưng Van Gogh mà cả thế giới đều ngưỡng mộ.

Tuy gọi là sao chép, nhưng cảm xúc đem lại của hai cá tính nghệ thuật có thể nói là hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi tranh Ukiyo-e thể hiện được sự điềm tĩnh của thiên nhiên thì những tác phẩm của Van Gogh lại bộc lộ được những mâu thuẫn xung đột gay gắt trong nội tâm người nghệ sĩ.

Ảnh http://vincentinparis.com/item/flowering-plum-tree-after-hiroshige/

Tác phẩm cuối cùng của Van Gogh, “Rain at Auvers” (Mưa trên Auvers – ý nói Auvers-sur-Oise, ngôi làng mà họa sĩ dành khoảng thời gian cuối cùng ở đó) được vẽ trước khi ông tự sát (theo lời đồn) vào năm 1890. Tác phẩm này được trung bày tại Bảo tàng Quốc gia ở Wales. Bức tranh khiến ta liên tưởng đến cơn mưa trong Đêm mưa của Hiroshige tại Karasaki vì cả hai cơn mưa đều mang nghĩa trừu tượng.

Ảnh The Metropolitan Museum of Art

Tuy là vậy cơn mưa cuối cùng của Van Gogh không có điểm chung nào với cơn mưa của Hiroshige hay bất kỳ ai khác. Mưa ở Auvers không đơn thuần chỉ là một cơn mưa, nó là tiếng kêu khóc chằn chéo đau khổ, hoảng loạn từ sâu thằm trái tim, phản chiếu thế giới đầy màu sắc nhưng đau khổ phía sau giọt nước mắt cay đắng.

Ảnh Artwork of the week – WordPress.com

Đó là cách mà Ukiyo-e ảnh hưởng đến một trong những họa sĩ hàng đầu của dòng tranh ấn tượng, con người có số phận bi đát đến cuối đời. Cũng giống với số phận những bức Ukiyo-e, vốn không được coi trọng ở Nhật. Khi đó, Ukiyo-e không được xem là tác phẩm hội họa, mà chỉ đơn thuần là một bản in. Chúng được bán với giá khá rẻ, đặt kèm vào đồ gốm Nhật Bản để xuất ra nước ngoài. Đây mới là nơi người ta trả Ukiyo-e về lại giá trị mà nó đáng được nhận.

Không riêng gì Van Gogh mà Henri Rivière, Claude Monet và Claude Debussy, những danh nhân kiệt xuất của thế giới đều chịu ảnh hưởng bởi Ukiyo-e.

Chính vì thế, có những vẻ đẹp mà nếu không được đặt đúng chỗ, chúng có thể mãi mãi chỉ là “tiềm ẩn” mà thôi…

Nguồn tổng hợp Wikipedia, the Guardian, vangoghmuseum.nl

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: