“Ném” máy tính theo nghĩa đen để thử độ tốt của máy – Chỉ Nhật mới dám làm
Khi mua hàng hóa chắc các bạn cũng thường chú ý đến xuất xứ, nơi sản xuất. Người Việt Nam thường có quan niệm rằng “Hàng Nhật là tốt, hàng Trung Quốc là đểu”. Dù vậy vẫn có nhiều ngưới dùng hàng Đài Loan hoặc Trung Quốc vì hàng Nhật có mác “Made in Japan” lúc nào cũng có giá trên trời.
Nhưng tại sao hàng Nhật lại mắc thế? Chắc nhiều bạn cũng đang thắc mắc. Nguyên nhân rất đơn giản, vì hàng Nhật rất tốt, tốt đúng nghĩa đen chứ không phải là quảng cáo đâu nhé.
Ảnh http://www.itmedia.co.jp/pcuser/articles/1610/05/news001.html
Tốt đến vậy sao? Nếu bạn vẫn chưa tin, chúng tôi sẽ giới thiệu một thí nghiệm để thuyết phục bạn.
Thí nghiệm này diễn ra tại thành phố Kobe, nơi sản xuất máy tính Let’s Note của hãng Panasonic.
Đó là thí nghiệm “ném máy tính”.
Chiếc máy tính đang hoạt động sẽ được đặt trên bàn cao 76cm. Bằng một nút bấm, bàn sẽ đổ xuống khiến chiếc máy tính rớt xuống đất.
Loại thí nghiệm “quái quỷ” gì đây?
Hoàn toàn có thật đấy nhé
Để đảm bảo chiếc máy không hề hỏng hóc gì sau khi thí nghiệm, các nhân viên cũng sẽ cho thấy tình trạng bên trong của chiếc máy tính.
Rơi từ 76cm xuống mà không hề ảnh hưởng gì, cả bên ngoài và bên trong, đây chẳng phải là một chiếc máy tính vô cùng ưu việt sao.
76cm là con số dự kiến của những chiếc bàn cao thông dụng dùng để đặt Laptop nơi làm việc. Vậy trong trường hợp cho vào túi xách sẽ là 30cm. Nhỡ bạn có vô tình làm rơi Laptop lúc lấy từ trong cặp ra cũng không thành vấn đề.
Có hẳn một thí nghiệm khác để chứng minh điều này nhé.
Let’s note còn làm thêm nhiều thí nghiệm khác, ví dụ Test khả năng chịu lực rung
Nhật Bản vốn là quốc gia thường xuyên hứng chịu thiên tai, đặc biệt là động đất, chính vì thế đây là bài Test rất cần thiết.
Trong Clip, chấn động lực vượt 100kgf.
Clip Test độ bền của bản lề
Bản lề là bộ phận vận hành khi mở màn hình và đây cũng là phần dễ hỏng nhất trong máy tính. Với bài kiểm tra này, Let’s note khẳng định rằng độ bền bản lề có thể lên tới 7 năm, tương ứng với số lần đóng mở máy giả định trong 1 ngày.
Ngoài ra còn có các bài Test liên quan đến độ bền bàn phím và tính chịu nước của máy. Let’s note còn thực hiện kiểm tra bước sóng điện phát ra từ máy. Không chỉ quan tâm đến sức khỏe máy tính, hãng này còn rất chú tâm đến sức khỏe khách hàng.
Với độ bền này, máy tính vẫn được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ. Thật tuyệt vời đúng không?
Mua một chiếc máy tính chất lượng cao, cho dù có đắt hơn của hãng khác vài ngàn Yên, nhưng cứ nghĩ đến số năm sử dụng trong tương lai và số tiền bỏ ra để sửa máy khi có sự cố xảy ra, bạn chắc chắn vẫn lời hơn rất nhiều.
Chính bởi tính triệt để trong việc giám sát chất lượng sản phẩm mà bất kỳ thứ gì có mác “Made in Japan” đều có giá trên trời, cũng dễ hiểu thôi đúng không?
Khi chất lượng đời sống tăng cao, người ta sẽ yêu cầu nhiều hơn. Tính đến lâu dài và bền vững chính là tiêu chí hoạt động của rất nhiều công ty Nhật Bản. Chính vì vậy đừng tiếc tiền lựa chọn hàng “Made in Japan” vì một tương lai không phải sửa chữa nhiều lần sau này nhé.
Kengo Abe
Màn Cosplay cởi trần bẩn bựa của anh chàng Nhật Bản sẽ khiến bạn không nín được cười
Đừng nghĩ chỉ có Hàn mới có Shochu, Nhật cũng có Shochu “made in Japan” nổi tiếng đấy
Phát hiện sản phẩm Cool theo nghĩa đen, Made in Japan nhưng nhìn cứ như dành riêng cho người Việt