“Không muốn chồng ở nhà, chỉ muốn chồng đi làm” – Căn bệnh lạ ám ảnh phụ nữ Nhật Bản

Ở Nhật có một hội chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ Nhật tầm 50,60 tuổi. Hội chứng này len lỏi vào từng căn nhà, ảnh hưởng đến thời gian, quyền tự chủ và mọi khía cạnh trong cuộc sống.

Đó là 主人在宅ストレス症候群 (shujin zaitaku sutoresu skokogun) – Hội chứng những ông chồng về hưu.

Ảnh Cotree

Cái tên này có thể gây hiểu lầm rằng nạn nhân của nó là những ông chồng, nhưng thực chất người bị ảnh hưởng trực tiếp là các bà vợ đáng thương. Đây là căn bệnh gây ra bởi các chấn thương tâm lý,  gánh nặng phải nuôi thêm một người không tự chủ kinh tế (trường hợp này là những người chồng đã nghỉ hưu). Khoảng 60% phụ nữ đã kết hôn ở Nhật chịu đựng hội chứng này (Theo Kenyon năm 2006), trong đó chịu tổn thương lớn nhất là những phụ nữ được gọi là “nội trợ chuyên nghiệp” ở Nhật.

Ảnh アマゾン

Đây không chỉ là bệnh về tinh thần mà còn thể hiện ra thành các triệu chứng trên cơ thể như phát ban, nhức mỏi toàn thân, cao huyết áp, suyễn,… đi kèm đó là các suy sụp tâm lý như trầm cảm, cảm thấy khó chịu phát bệnh khi ở gần chồng.

Hội chứng này có nguyên nhân xuất phát từ những áp lực giữa công việc và gia đình trong xã hội Nhật Bản. Thông thường, nam giới sẽ là người chịu trách nhiệm về tài chính, trong khi nữ giới chăm lo việc trong nhà.

Khi người đàn ông nghỉ hưu, họ thường có thói quen đối đãi với các thành viên trong gia đình như các đồng nghiệp (lạnh lùng, rạch ròi tiền bạc, thiếu tình cảm). Một phần cũng bởi người chồng lúc nào cũng làm việc, và dần xa cách với cả người vợ và những đứa con. Chính vì vậy, dần dần, người chồng sẽ ngày càng vướng víu và trở thành gánh nặng với những người còn lại trong gia đình.

Ảnh ゆめ色レシピ

Dưới góc nhìn của những bà vợ, bên cạnh vai trò người chủ trong công việc gia đình, cô ấy cũng có bạn bè, sở thích và cũng cần thời gian giải trí, thư giãn cho riêng mình. Thế nhưng khi người chồng nghỉ hưu, anh ta ở nhà gần như hằng ngày. Anh ta yêu cầu cô dành thời gian cho anh ta, điều đó khiến quỹ thời gian của người vợ mất cân bằng. Đó chính là nguyên nhân gây nên căng thẳng.

Giải pháp là gì?

Nếu đã hiểu được nguyên nhân, chúng ta có thể đề ra một số giải pháp. Đầu tiên, từ phía người chồng, anh ta phải thấu hiểu những nhu cầu của vợ. Không nên ra lệnh và yêu cầu sự phục tùng, thời gian của cả hai bên cần được tôn trọng tuyệt đối. Sau một thời gian quen với nhịp sống gia đình hằng ngày, việc người chồng nghỉ hưu mang ý nghĩa bước ngoặc, buộc hai người phải tìm hiểu, yêu nhau lần nữa để thấu hiểu nhau nếu không muốn tình cảm gia đình mất thăng bằng.

Đây chẳng phải là ý nghĩa đích thực của tình yêu sao: một người có thể khiến bạn “rơi vào lưới tình” không chỉ một lần?

Ảnh Cotree

Một số người đặt ra vấn đề ly hôn. Nếu việc có chồng khiến cô ta mệt mỏi đến vậy, cô ta chỉ cần bỏ đi?

Trong văn hóa Nhật Bản, ly hôn không phải là chuyện dễ dàng có thể được chấp nhận. Ly hôn có nghĩa là tất cả nguồn ủng hộ tài chính của người vợ sẽ biến mất (may mắn thay luật thay đổi năm 2007 đã cải thiện điều này). Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng đồng nghĩa với nỗi sợ hãi của những ông chồng trong việc không thể tự chăm sóc bản thân. Người Nhật vốn đề cao lối sống trách nhiệm, những bà vợ khôn ngoan hiểu rằng đây không phải là thời điểm để ra đi, chưa kể đến áp lực xã hội.

Ishin Denshin

Một vấn đề khác làm trầm trọng hơn hội chứng “những ông chồng nghỉ hưu” được gọi là Ishin Denshin. Ishin Denshin là ý tưởng dành cho các cặp vợ chồng sống với nhau lâu dài có thể hiểu được ý tứ của nhau mà không cần nói thành lời. Tuy điều này có vẻ đúng, Ishin Denshin đôi khi gây ra nhiều áp lực hơn cho những bà vợ đang phải chịu đựng hội chứng trên.

Ishin Denshin – nghe có vẻ lý tưởng, nhưng lại là rào cản khiến cặp đôi không thể thẳng thắn chia sẻ với nhau. Nên nhớ, giao tiếp trực tiếp là cốt lõi của mọi mối quan hệ khỏe mạnh. Ai cũng có tâm sự, nỗi niềm, đừng hy vọng người kia có thể hiểu cho bạn. Người kia có thể yêu bạn rất nhiều, nhưng họ vẫn không thể trở thành bạn. Nhớ rằng “nếu không nói ra, làm sao biết”.

Giá mà các cặp vợ chồng ở Nhật có thể thấu hiểu nhau hơn, giá mà họ bỏ qua những áp lực xã hội để lắng nghe chính mình và những người mà họ yêu thương, có lẽ các hội chứng tâm lý, sức khỏe tinh thần đã không quá trầm trọng tại đất nước này.

Tham khảo MATOME

Sachiko

Game Pokemon gây chết người – câu chuyện đáng sợ đằng sau Hội chứng thị trấn Lavender?

Có những triệu chứng này, có thể bạn đã bị bệnh ảo tưởng tuổi vị thành niên

Ở Nhật có một căn bệnh – Một khi đã mắc phải đừng nghĩ đến việc chữa trị

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: