Tại sao đã có kỹ thuật chấp ảnh, người Nhật vẫn phác họa thủ phạm bằng phương pháp vẽ thủ công?
Làm thế nào để cảnh sát điều tra được ai là thủ phạm trong một vụ án? Bên cạnh dựa vào các chứng cứ ở hiện trường, các nhân chứng (những người đã tiếp xúc và có khả năng nhận dạng thủ phạm) sẽ mô tả lại các đặc điểm của thủ phạm để đội ngũ chuyên môn phác họa lại.
Ngày xưa, quy trình này được thực hiện hoàn toàn thủ công (vẽ tay).
Ảnh http://b.hatena.ne.jp/type-100/歴史/
Hiện nay, với sự ra đời của công nghệ chấp ảnh Montage, việc phác họa chân dung thủ phạm không cần tốn nhiều thời gian như ngày xưa nữa.
Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2144343076288858801
Chiếc máy này hoạt đông theo nguyên tắc sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn (khuôn mặt của người thật), lọc ra những đặc điểm giống với miêu tả nhất. Vừa phác họa vừa xác nhận với nhân chứng cho đến khi ra được sản phẩm cuối cùng. Thế nhưng vì quá chân thật, chiếc máy lại vô tình khiến tỷ lệ bắt giữ tội phạm đi xuống.
Nguyên nhân vì trong quá trình xác nhận bằng hình ảnh thật, não của các nhân chứng đã bị đánh lừa, hiện tượng này gọi là “ký ức bị thay thế”. Họ có thể nhớ nhầm khuôn mặt của một người khác đã từng xuất hiện thoáng qua trong cuộc đời họ, thay vì gương mặt của tên thủ phạm thực sự.
Bên cạnh đó, khi kết quả cho ra quá chân thật
Ảnh https://www.jiji.com/jc/d4?p=soe924-jlp00570255&d=d4_oldnews
Cảnh sát sẽ đứng trước một thử thách đó là tìm người giống y hệt trong hình. Thực tế, đây cũng chỉ là một giả thiết, nếu quá đặt nặng về tính chính xác thì việc tìm ra thủ phạm sẽ vô cùng khó khăn.
Vào thời điểm năm 1968, khi công nghệ phác thảo montage ra đời, chiếc máy đã bị cướp. Cho dù cảnh sát Nhật dốc toàn lực tìm kiếm vẫn không tìm ra. Bên cạnh đó, vì tỷ lệ tìm ra thủ phạm nhờ công nghệ này quá thấp, cảnh sát lại quay về với hình thức thủ công.
Và tỷ lệ bắt giữ tội phạm đã được cải thiện.
Ảnh https://www.okinawatimes.co.jp/articles/-/336306
Tại sao lại có nghịch lý càng chính xác càng khó tìm đúng người?
Tuy các bản vẽ thủ công không đem lại cảm giác chân thực như máy móc, nhưng nó mô tả chính xác và tập trung vào các đặc điểm nhận dạng của hung thủ.
Vì là ảnh vẽ, giới hạn tưởng tượng của cả nhân chứng và cảnh sát sẽ được mở rộng, do đó phạm vi xác định thủ phạm sẽ không bị hạn chế.
Tuy nhiên một nhược điểm của phương pháp này là nhân viên phác họa phải nhanh chóng có mặt để thẩm vấn nhân chứng và cho ra được hình ảnh thủ phạm, trước khi ký ức của các nhân chứng bị sai lệch.
Chính vì vậy, Nhật Bản đang thúc đẩy việc tìm kiếm các điều tra viên có khả năng phác họa. Một nhân viên điều tra Nhật Bản, không những có năng lực điều tra, sự tôn trọng tuyệt đối công lý, lòng dũng cảm, sự nhanh nhẹn còn phải có khiếu vẽ tranh nữa.
Đúng là một nghề vô cùng đa năng đúng không các bạn?
Kengo Abe