Cuộc sống tù nhân ở Nhật – Khổ sở, nhục nhã hơn bạn nghĩ

Tù nhân các nước phát triển sướng lắm. Hiện nay có nhiều người suy nghĩ như vậy.

Có không ít bài viết xoay quanh cuộc sống trong tù ở Nhật, đa phần đều theo hướng khen ngợi vì sự văn minh sạch sẽ hiện đại hơn mong đợi. Bản thân tôi cũng từng nghĩ như vậy.

Thế nhưng thực tế, nhà tù Nhật Bản lại khổ sở hơn rất nhiều. Điều này do chính những cựu tù nhân chia sẻ.

Nếu bị cảnh sát bắt, cho dù chưa buộc được tội do chưa có bằng chứng, đầu tiên, họ sẽ tống bạn vào tù một thời gian. Bạn sẽ phải ở đó, chờ đợi đến phiên tòa xét xử để biết bản án cuối cùng dành cho mình. Trong quá trình ở tù, bạn vẫn chịu nhiều hạn chế như tù nhân chính thức.

Sau khi tòa tuyên án, nếu phải quay lại nhà tù, một cuộc sống khó khăn hơn rất nhiều đang chờ bạn ở phía trước.

Bạn sẽ  được đưa đến nhà tù bằng xe buýt, nơi ngăn cách bạn với thế giới bên ngoài bằng một bức tường cao và vững chắc.

Ảnh newswitch.jp

Xe buýt dừng lại, cánh cửa mở ra, từ đằng xa đã nghe thấy những tiếng quát tháo, la hét phẫn nộ.
Đó là tiếng của những viên quản ngục. Ngoài ra bạn cũng có thể nghe thấy tiếng bàn tán xôn xao của những tù nhân về người mới tới. Đó là khủng hoảng tâm lý rất tồi tệ vì bạn không thể hiểu họ đang bán tán điều gì, có thể là một âm mưu bắt nạt đáng sợ.

Căn phòng đầu tiên bạn được đưa đến là phòng thẩm vấn. Ở đây, họ bắt bạn nhắm mắt trong vòng 10 phút, và phải trả lời với giọng to, rõ ràng khi được gọi tên. Sau đó sẽ diễn ra cuộc kiểm tra đồ đạc mang theo do điều tra viên chỉ định. Nếu bạn chậm chạp, hoặc không đáp lại một cách rõ ràng sẽ bị quát mắng gay gắt.

Tiếp theo là kiểm tra thân thể tổng quát.

Ảnh 弁護士ドットコム

Bạn sẽ bị lột trần và kiểm tra một loạt toàn bộ cơ thể. Họ kiểm tra rất kỹ, kể cả những bộ phận nhay cảm. Cảm giác ấy, vừa nhục nhã, vừa sợ hãi, chắc chắn không ai muốn trải qua.

Ngày tiếp theo là ngày nhận việc. Bắt đầu với những công việc đơn giản như xếp giấy hay gấp khăn.

Trên đường đến công xưởng, bạn sẽ bị các cảnh vệ quát mắng, to tiếng
“Bước chân cao lên, động tác dứt khoát như trong quân đội”
“Nâng khủyu tay lên”
“Xếp hàng ngay ngắn vào”

Luật lệ ở đây cũng hà khắc y hệt trong quân ngũ vậy.

Ảnh galapagosjapan.blog.fc2.com

Dù thay ca làm việc, nhưng cảm giác có người đứng bên cạnh hét vào tai bạn như thế này

“Anh…., thay người”

cũng thật sự khó chịu.

Bạn cũng sẽ bị mắng nếu như động tác tay không nhanh và dứt khoát, hoặc trả lời với âm giọng quá nhỏ. Cứ như thế, lặp đi lặp lại.

Trong lúc làm việc, tuyệt đối không được rời mắt khỏi tay. Chỉ cử động nhẹ đầu thôi cũng sẽ bị la mắng.

Đến cả đi Toilet cũng không được phép. Lúc đang làm mà có “nhu cầu” cần giải quyết, cũng phải ráng nhịn đến giờ giải lao.

Cho dù có đi vệ sinh đúng giờ giải lao, lúc rửa tay bạn cũng phải hô lên rằng:

“Vâng, tôi sẽ rửa tay”.

Phải hô thật to và dõng dạc.

Chưa kể đến các khóa huấn luyện vô cùng hà khắc như xếp hàng, diễu hành dưới cái nắng gay gắt trong 30 phút. Trước huấn luyện, tù nhân cũng không được cho ăn cơm.

Cuộc sống đày đọa đau khổ này sẽ kéo dài ít nhất trong khoảng 2 tuần đầu tiên.
Với những người thường xuyên vi phạm sẽ bị kéo dài lên đến 4 tuần.

Ảnh BLOGOS

Sau đó, sự quản lý sẽ bớt nghiêm ngặt đi một chút. Các công việc được giao cũng sẽ mang tính chính thức hơn, ví dụ như chế tạo đồ dùng gia đình, giặt giũ quần áo,… và người tù có thể kiếm tiền từ những việc này.

Đừng mừng vội, số tiền nhận được sẽ làm bạn phải choáng đấy. Lương 1 tháng là 500 Yên. Đúng vậy, không phải lương 1 ngày, mà là lương tháng. Chưa kể bạn phải làm công việc này hằng ngày (không có ngày nghỉ).

Thế nhưng vẫn tốt hơn không nhận được gì…

Người tù sẽ tiêu tiền vào đâu? Thực ra, các đồ dùng trong tù cũng được mua bằng tiền, chứ không cung cấp miễn phí.

Ảnh Gigazine

Đúng hơn tù nhân vẫn được cung cấp đồ dùng sinh hoạt, nhưng số lượng rất hạn chế. Hằng tháng họ chỉ được dùng 300 tờ giấy, 1 cục xà phòng, hai tháng 1 lần mới được thay bàn chải đánh răng, 3 tháng một lần được cấp một khăn tắm mỏng manh. Nếu muốn có thêm đồ dùng, người tù phải tự bỏ tiền ra mua.

Ai đang có suy nghĩ “thiếu tiền thì cứ vào tù mà sống” có lẽ nên nghĩ lại đi. Vì cuộc sống trong tù cũng thiếu thốn, thậm chí tệ hơn cả bên ngoài.

Hiện nay, rất nhiều Việt Nam đến Nhật rồi phạm tội. Hy vọng sau bài này các bạn sẽ thay đổi quan điểm về tù nhân ở Nhật và có những hành vi đúng đắn hơn.

Kengo Abe

Nữ người mẫu bikini Nhật tự nhận mình là hậu duệ của thiên tài thế kỷ thứ 7

Cựu giảng viên đại học tự nhận là siêu nhân sau 8 năm chỉ ăn hoa quả

Tù nhân trốn trại trên đảo, 6.600 cảnh sát Nhật hơn 1 tuần vẫn chưa tìm ra

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: