Lại thêm một sai lầm bị “lấp liếm” – Tại sao con dấu bưu điện Nhật Bản (〒) lại có 2 dấu gạch?

Nếu bạn sống ở Nhật, chắc chắn rằng bạn đã từng thấy qua ký hiệu này. Ký hiệu giống với chữ T viết in thêm một dấu gạch ngang trên đầu là dấu bưu điện (Yubin kigo) của Nhật Bản.

Ảnh Stylegraph Inc.

Dù hiện nay gửi thư tay đang dần bị thay thế bởi hình thức nhắn tin trực tiếp qua Internet, thế nhưng hệ thống bưu điện vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân Nhật Bản, vì bưu điện còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng và tài chính khác. Ký hiệu 〒 còn xuất hiện thùng thư, xe tải giao hàng và các nhánh văn phòng.

Ảnh ja.m.wikipedia.org

Thế nhưng đằng sau con dấu quen thuộc là cả một câu chuyện dài.

Hãy cùng lật lại quá khứ, về năm 1871 khi bưu điện Nhật Bản mới ra đời. Khi đó, họ không có logo mà chỉ đơn thuần sử dụng dòng chữ 郵便 (bưu điện). Vào khoảng giữa năm 1877, bưu điện bắt đầu sử dụng ký hiệu là một hình tròn có dải gạch ngang màu đỏ. Ký hiệu này được Hội đồng nhà nước công nhận là con dấu bưu điện chính thức vào năm 1884.

Ảnh Wikiwand

Vào năm 1885, Bộ Giao thông Vận tải (teishinshou 逓信省) được thành lập (ngày nay không còn tồn tại) và tiếp quản mọi vấn đề liên quan đến bưu điện. Bộ trưởng đầu tiên là Enomoto Takeaki, một Samurai chống lại chính phủ Minh Trị, người sau này bị bỏ tù nhưng được thả.

Ảnh コトバンク

3 năm sau khi ký hiệu chính thức được công nhận, bưu điện lại công bố một ký hiệu mới. Con đường chốt ký hiệu cuối cùng vô cùng lằng nhằng như sau. Vào ngày 8/2/1887, bưu điện chọn chữ T làm Logo mới. Thế nhưng vài ngày sau đó (ngày 14 tháng 2), 〒 lại được ra mắt với tư cách logo chính thức. Sau đó bên bưu điện đưa ra lời giải thích rằng ban đầu họ đã thông báo nhầm và ký hiệu 〒 mới đúng là ký hiệu họ muốn công bố.

Ảnh Twitter

Không rõ nguyên nhân thật sự của câu chuyện lằng nhằng như thế nào, nhưng có rất nhiều giả thiết xung quanh đó.

Có một giả thiết nghe có vẻ hợp lý như sau:

Ban đầu, chữ T mới là logo bên bưu điện muốn sử dụng, vì đó là viết tắt của tên Bộ (Teishinshou). Tuy nhiên sau khi công bố họ mới phát hiện ra nhiều vấn đề phát sinh. Đầu tiên, nó quá đơn giản, và quan trọng hơn, chữ T đã được sử dụng là ký hiệu toàn cầu cho những bưu kiện bị trả về do gửi sai quy tắc. Chính vì thế họ bắt buộc phải thay đổi.

Ảnh Stamps in miniature world

Một lý thuyết khác giải thích vì sao lại thêm một dấu gạch ngang trên chữ T. Ý tưởng này dựa trên Logo của công ty vận chuyển lâu đời và lớn nhất thế giới NYK (Nippon Yusen Kaisha), thành lập vào năm 1885, với 2 dấu gạch ngang màu đỏ trên nền cờ trắng.

Ảnh maritime-executive.com

Giải thích kỹ hơn, đây là một cách chơi chữ, 2 vạch trong tiếng Nhật là Ni-hon, ngoài ra còn đọc là Nippon (tên nước Nhật). Tuy nhiên bản thân công ty NYK giải thích rằng Logo này của họ mang đại diện cho tham vọng tiến nhanh tiến xa chứ không đơn giản chỉ là trò chơi chữ.

Dù sao thì, theo như giải thiết, Bộ đã phải nhanh chóng “lấp liếm” sai lầm của mình bằng ký hiệu 〒, và vì không có bất kỳ Idea nào mới mẻ cho Logo bưu điện, người Nhật đã sử dụng Logo này tính đến nay đã được 130 năm.

Nếu như giả thiết này là đúng, phải công nhận người Nhật đúng là “thánh chữa cháy” !

Khi tìm tòi vào nguồn gốc của những thứ tưởng như rất quen thuộc, chúng ta có thể thấy được rất nhiều câu chuyện mới mẻ thú vị đấy !

Tham khảo Spoon – Tamago

M.E.O

Làm thế nào để trả lại thư ghi sai địa chỉ ở Nhật Bản

May mắn thay, tôi là một Otaku của thời đại này !

Otaku Nhật Bản 30 năm trước và bây giờ, có gì khác biệt?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: