Người Nhật tức giận trước quyết định đổi ký hiệu địa danh cho Olympic 2020 để phục vụ khách nước ngoài

Phía bên trái là ký hiệu Chùa được sử dụng trên bản đồ ngôn ngữ Nhật hiện tại, và bên phải là ký hiệu dự kiến sẽ thay đổi cho bản đồ sử dụng tiếng nước ngoài, phục vụ du khách.

Một dự án của Nhật yêu cầu ngưng sử dụng “dấu thập ngoặc” để đại diện cho Chùa trên bản đồ du lịch đã gây ra một tranh cãi lớn.

Những người thiết kế bản đồ cho rằng du khách có thể nhầm lẫn ký hiệu này với Đức quốc xã, do đó Chùa nên được ký hiệu dễ nhận biết hơn.

Đây là một trong 6 ký hiệu được Cơ quan thông tin Địa lý Nhật Bản (GSI) đề xuất cắt giảm, nhằm chuẩn bị cho Tokyo Olympic 2020.

Tuy nhiên ý tưởng này bị người dân Nhật tích cực phản đối

“Thật quá lố bịch”

GSI đã đề xuất sau khi thông qua ý kiến chuyên gia và khảo sát trên 1000 người, bao gồm du khách, quan chức đại sứ quán và sinh viên ngoại quốc. Dù vẫn đang trong quá trình tham vấn trước khi đưa ra quyết định chính thức, vẫn có nhiều người Nhật tỏ ra khó chịu với ý tưởng trên.

Nhiều người cho rằng ký hiệu Phật giáo (manji) đã gắn liền với văn hóa Nhật Bản trong thời gian dài, và du khách đến Nhật nên biết điều đó.

Ảnh Tofugu

Trong dòng Tweet sau, người dùng Twitter Fei Exlorer dẫn ra đường link đến một bài báo nhằm dẫn chứng cho lý lẽ của mình “Vậy nếu khủng bố chọn hình ảnh cờ Anh làm biểu tượng cho tổ chức của chúng thì nước Anh nên đổi cờ?”

Một người dùng Twitter khác, Konosaki Lem cũng có cùng quan điểm “Đó là một sai lầm lớn nếu nhầm ký hiệu Phật giáo là biểu tượng của Đức quốc xã. Bạn phải biết rằng Phật giáo có lịch sử lâu đời, gắn liền với ký hiệu này. Nếu ai đó muốn đổi ký hiệu bản đồ chỉ vì một số người đần độn, thiếu kiến thức cơ bản như vậy, thì tôi kịch liệt phản đối”.

GSI tất nhiên nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề. Trước tình hình đó, người chịu trách nhiệm cho việc thiết kế bản đồ quốc gia, Takayuki Nakamura phải đính chính.

“Một số người bảo rằng chúng tôi nên đổi ký hiệu cho bản đồ Nhật Bản nhân dịp này, một số lại bảo rằng những ký hiệu truyền thống cần được giữ lại. Dù thế nào đi nữa, sẽ mất rất nhiều thời gian trước khi bất kỳ thay đổi nào được đưa ra, vì chúng tôi còn phải bàn bạc rõ lại với Chính phủ”

Anh cũng khẳng định các thay đổi vào hiện tại chỉ được thực hiện trên bản đồ dành cho khách du lịch mà thôi.

Ngoài ký hiệu kể trên, một số các ký hiệu cần thay đổi bao gồm khách sạn (vì GSI cho rằng ký hiệu cũ rất giống ký hiệu bãi đỗ sân bay), nhà thờ, bệnh viện,…

Biểu tượng Suối nước nóng sẽ được giữ lại, dù nếu không phải người Nhật sẽ rất dễ nhầm với hình ảnh bát súp Miso.

Tham khảo BBC

M.E.O

Biển báo Nhật Bản sẽ khiến bạn hoang mang về hình ảnh ký hiệu của nó

Sống lâu ở Nhật nhưng bạn đã biết những ký hiệu sau ám chỉ điều gì?

“Hãy đối xử dịu dàng với tôi” thông điệp từ những ký hiệu.

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: