Người Nhật nghĩ gì về người ở các nước khác?

Mỗi dân tộc đều có một định kiến nhất định về các quốc gia xung quanh mình. Nguồn gốc của những định kiến này rất đa dạng, từ phim ảnh, sự kiện hay thông qua một số dân định cư ở nước sở tại.

Không phải ngẫu nhiên mà các bạn trẻ Việt Nam thích người Hàn Quốc vì “ghiền” K-pop hay dân Việt không ưa người Trung Quốc.

Người Nhật cũng vậy, họ cũng có những định kiến nhất định về người ở các quốc gia khác.

1. Người Anh

Ảnh YouTube

Người Nhật nghĩ rằng người Anh có nhiều điểm tương đồng với họ, tôn sùng truyền thống nhưng không yêu nước thái quá. Bên cạnh đó, vẻ đẹp thiên nhiên ở Anh cũng có nhiều điểm giống Nhật Bản. Những vùng quê đẹp như tranh vẽ, và thói quen uống trà ăn bánh nướng.

Người Anh phủ lên người một lớp vỏ quý tộc, dù người Nhật cũng rất tôn trọng sự tiết kiệm của họ. Một số người Nhật cũng ấn tượng với chế độ ăn “xanh” của người Anh.

2. Người Mỹ

Ảnh YouTube

Có rất nhiều người Mỹ ở Nhật, do đó ý kiến này còn phụ thuộc vào đặc điểm người Mỹ mà họ tiếp xúc. Tuy nhiên, thông thường, người Nhật cho rằng người Mỹ đời thường và thân thiện. Tuy rằng đôi lúc người Nhật cảm thấy người Mỹ quá đề cao chủ nghĩa anh hùng. Ngoài ra gắn liền với người Mỹ còn là chế độ ăn nhanh, không tốt cho sức khỏe như Hamburger.

3. Người Pháp

Ảnh YouTube

Hầu như người châu Á thường ám ảnh với kinh đô ánh sáng thời trang Paris của Pháp, người Nhật cũng không ngoại lệ. Trong mắt người Nhật, người Pháp thời thượng và phong cách, chỉ mua những mặt hàng chất lượng cao, tinh tế trong ẩm thực và vô cùng lãng mạn.
Nhiều người Nhật tôn sùng nước Pháp và con người ở đây, đến mức người Nhật là nạn nhân đông nhất của “Hội chứng Paris” (thất vọng sau khi đến Pháp). Bạn có thể tìm đọc về hội chứng đó ở đây nhé.

4. Người Trung Quốc

Ảnh YouTube

Có rất nhiều người Trung Quốc ở Nhật, cũng như ở những quốc gia khác (vì dân số Trung Quốc rất đông). Người Nhật nghĩ người Trung Quốc hướng ngoại và khá ồn ào. Cũng giống Việt Nam, có rất nhiều người Nhật không thích Trung Quốc vì ấn tượng về những mặt hàng chất lượng thấp. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng dân Trung Quốc rất có tính đồng đội và tốt với bạn bè.

5. Người Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)

Ảnh YouTube

Người Nhật cho rằng người Hàn Quốc là dân tộc đa cảm nhất châu Á. Người Hàn dễ bộc lộ cảm xúc của mình, yêu nước và rất có thiên hướng gia đình.

Tuy nhiên cũng có một bộ phận lớn dân Nhật không ưa gì người Hàn Quốc vì lịch sử “không mấy thân thiện” giữa hai quốc gia này.

Với sự du nhập của làn sóng Hallyu ở Nhật, các định kiến xấu đã được giảm đi một phần, đặc biệt với thế hệ trẻ Nhật Bản, nhưng nói như vậy không có nghĩa là hoàn toàn biến mất.

6. Người Nhật Bản

Ảnh SoraNews24

Người Nhật nghĩ gì về chính bản thân họ? Nhiều người Nhật tự nhận dân tộc mình là những người trầm lặng nhất trong nền văn hóa Á Đông. Họ cầu toàn, hướng nội, khó đoán và luôn che giấu nội tâm thật sự của mình.
Tuy nhiên ngày nay người Nhật đã cởi mở hơn rất nhiều, họ chịu khó đi du lịch các nước khác để mở mang tầm nhìn của mình, nhằm có những đánh giá khách quan hơn.

Tất nhiên đã là định kiến, đó là ý kiến chủ quan, không hoàn toàn chính xác, và có khả năng thay đổi theo thời gian. Và tất nhiên những ý kiến trên cũng không phải của toàn bộ dân tộc Nhật Bản mà chỉ của một bộ phận người mà thôi.

Ảnh The Straits Times

Ví dụ, về bản chất, người Nhật thích người Việt ở sự cần cù, sáng tạo, tuy nhiên tình trạng trộm cắp, trốn Visa gia tăng có thể sẽ phá hủy mối quan hệ Nhật – Việt trong tương lai.

Định kiến có thể thay đổi, và ý thức cũng vậy. Nếu ý thức con người muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không lý gì chúng ta lại có những định kiến không tốt về nhau.

Theo bạn, người Nhật sẽ nghĩ như thế nào về người Việt?. Hãy từng bước thay đổi những định kiến không tốt bằng những suy nghĩ tích cực nào.

Tham khảo Jpninfo

Sacchan

Bức xúc việc Trung Quốc sử dụng tên công chúa Kako cho nhãn hàng tã lót

Hai nữ du khách Trung Quốc bị đuổi khỏi nhà hàng Nhật vì cư xử thiếu văn hoá

So sánh vui giữa Hàn Quốc và Nhật Bản qua con số cụ thể

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: