Bên cạnh Toilet nam và Toilet nữ, căn phòng thứ 3 của khu vệ sinh ở Nhật sẽ khiến bạn phải “há hốc” mồm
Nhắc đến nước Nhật không thể bỏ qua cái Toilet. Không chỉ là quốc gia phát minh ra Toilet tự động siêu hiện đại được cả thế giới ngưỡng mộ, đa số người Nhật đều bị ám ảnh bởi Toilet. Trong nhà, Toilet chính là nơi cần phải sạch sẽ và được bỏ công lau chùi thường xuyên nhất. Toilet và người Nhật là hai cụm từ hay đi đôi với nhau, và là vấn đề nan giải mà rất nhiều người nước ngoài thắc mắc “Tại sao người Nhật lại thích Toilet đến vậy?”.
Đúng đấy các bạn ạ, cảm xúc của người Nhật với cái Toilet rất mãnh liệt.
Toilet ở Nhật được phân ra làm 3 phòng riêng biệt. Chắc bạn cũng đoán được 2 phòng đầu tiên là cho nam và cho nữ. Vậy cái còn lại dành cho ai?
Ảnh https://item.rakuten.co.jp/takizawa-design/takino_toilet_pict_150_aw_e/
Theo như những ký hiệu này, bên cạnh Toilet nam và Toilet nữ, bên Nhật còn có Toilet riêng cho người khuyết tật, người bị bệnh nội khoa hoặc Toilet dùng cho mục đích thay tã em bé.
Ảnh http://naonotakeshi.com/archives/3142824.html
Chính vì phân ra nhiều phòng riêng biệt như vậy, bên trong Toilet Nhật rất rộng.
Phía góc phải của mặt tiền là bồn cầu dành cho người khuyết tật. Bên trái là thiết bị hỗ trợ vệ sinh cho người mắc bệnh nội khoa, ví dụ những người phải sử dụng hậu môn nhân tạo. Nếu bạn mở tấm bản bên góc trái ra, nó sẽ trở thành một chiếc giường để đặt em bé lên thay tã.
Chiếc giường này có kích thước khá lớn, dùng cho cả người lớn và trẻ em. Trong trường hợp người lớn, có rất nhiều người phải mang tã nhưng mất khả năng thay tã cho mình và cần sự hỗ trợ của người khác. Do đó chiếc giường này được thiết kế cho những người như vậy có thể sử dụng, vô cùng tiện lợi.
Ngoài ra với thiết kế không gian rộng rãi, người sử dụng xe lăn và người khiếm thị có thể di chuyển dễ dàng mà không lo gặp nguy hiểm do va chạm. Bên trong phòng được lắp đặt một nút bấm đề phòng những trường hợp khẩn cấp. Sau khi bấm nút, ngay lập tức sẽ có nhân viên đến hỗ trợ. Ngoài ra những khu vực sẽ nằm hoàn toàn riêng biệt với nhau, do đó người khuyết tật không phải lo việc đụng mặt hoặc làm phiền những người khác.
Điểm độc đáo của căn phòng thứ 3 này đó là không chỉ những đối tượng người khuyết tật, người bị bệnh nội khoa hay bà mẹ cần thay tã cho em bé mới được sử dụng. Trong trường hợp cấp thiết, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nếu phòng đang trống.
Vì vậy, nếu tới Nhật, đừng chỉ đam mê với phong cảnh và các hoạt động mua sắm, hãy trải nghiệm cả Toilet nữa nhé. Nhưng đừng vì bên trong rộng quá mà tốn nhiều thời gian khám phá, vì có thể có nhiều người đang đợi bạn ở bên ngoài đấy !
Kengo Abe