Giải thích vì sao người dân cố đô thích kiểu phê bình vòng vo đầy nguy hiểm

Nhật Bản có diện tích khá rộng, do đó mỗi địa phương sẽ có các đặc điểm văn hoá vùng miền khác nhau. Không chỉ ẩm thực, mà trong cách giao tiếp, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra nét đặc trưng của dân địa phương. Một trong những đại diện tiêu biểu nổi bật với phong cách giao tiếp đậm chất vùng miền, đó là dân Kyoto.

Người dân “cố đô” nổi tiếng với kiểu phê bình vòng vo, khiến người nghe bối rối. Thậm chí nhiều lúc bạn tưởng đang được khen, hoá ra hoàn toàn ngược lại.

Ảnh 笑うメディア クレイジー

Hãy cùng xem các ví dụ tiêu biểu sau, và ngẫm xem bạn đã từng rơi vào trường hợp như vậy chưa nhé !

Khi dân Kyoto nói:

綺麗なネクタイ、してはるなぁ。(してますね)

Kirei na nekutai shiteharunaa (shitemasune)

Bạn chọn được chiếc cà vạt xinh nhỉ !

Nhưng thực ra ý họ là:

派手なネクタイして、何考えてんの?

hadena nekutai shite, nani kangaeten no?

Nghĩ gì mà chọn quả cà vạt loè loẹt vậy trời !

Ảnh yomitv.jp

Khi dân Kyoto nói:

元気のええ(良い)お子さんやなぁ。

Genki no ee (yoi) o ko san ya naa 

Con bé năng động quá nhỉ !

Nhưng thực ra ý họ là:

うるさい子供を黙らせなさい!

Urusai kodomo wo damarasenasai !

Đứa nhỏ này ồn ào quá, làm ơn bảo nó im lặng đi


Ảnh 京都いかがでしょう

Lúc đi ăn trong nhà hàng…

Dân Kyoto nói:

お客さん、よう(よく)知ってはりますなぁ。(知ってますね)

Okyakusan, you (yoku) shitteharimasunaa (shittemasune)

Quý khách hàng đây thật hiểu biết quá.

Nhưng thực ra ý của họ là:

いいから黙って食べろ

Iikara damatee tabero

Thôi đủ rồi, im lặng mà ăn đi

Câu chuyện “xéo xắt” nhất liên quan đến dân Kyoto có lẽ là truyền thuyết về món Ochazuke. Người dân Kyoto gọi món này là Bubuzuke. Đây là món trà chan cơm thường được phục vụ vào cuối bữa ăn.

Ảnh ソースは俺速報

Thế nhưng ý nghĩa thực sự của người Kyoto khi mang món này ra là “Ăn lẹ đi rồi về giùm”.

Ở một số nhà hàng cao cấp, bạn có thể ăn bao nhiêu chén Bubuzuke tuỳ thích, nhưng nếu vì ngon quá mà cứ xin thêm liên tục là thái độ không nên chút nào. Chính vì vậy, khi nhân viên mang Bubuzuke ra với một nụ cười trên môi, nụ cười ấy ẩn chứa nhiều ý nghĩa hơn bạn nghĩ đấy. Đây là cách người Kyoto trách khéo, làm đối phương cảm thấy “tự nhục” mà không cần phải phê bình trực tiếp.

Tại sao chỉ ở Kyoto người ta mới có văn hoá giao tiếp như vậy?

Thực ra tại Paris, thủ đô nước Pháp, người dân ở đây cũng cư xử giống vậy.

Ảnh NAVER まとめ

Từ để chỉ lối phê bình vòng vo, phê phán gián tiếp pha chút hài hước này là Esprit. Nếu quá thẳng thắn vạch ra điểm xấu của người khác, khó tránh khỏi mâu thuẫn, cãi vã không đáng có. Chính vì vậy, thủ thuật nhỏ này nhằm giữ khoảng cách an toàn với đối phương khi muốn bày tỏ thái độ không đồng ý của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ tinh tế và khéo léo để sử dụng lối phê bình vô cùng phức tạp này. Đây là đặc trưng giao tiếp độc đáo mà trên toàn nước Nhật chỉ tồn tại ở Kyoto mà thôi.

Nếu toàn dân Nhật Bản cũng có thể sử dụng thuật giao tiếp đầy “nguy hiểm” như vậy, không phải sẽ làm mất đi nét quyến rũ đặc trưng của người dân cố đô sao?

Kengo Abe

Có một toa tàu tuyệt đối đừng leo lên khi đến Kyoto !!

Đại học Kyoto miễn học phí cho bất cứ ai trên 100 tuổi; giảm hơn một nửa nếu hơn 50

Đội quân thỏ siêu dễ thương ở Đền Okazaki tại Kyoto

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: