Lý giải tại sao trong thời đại mua bán Online, cửa hàng sách truyền thống ở Nhật quyết định thu phí vào cổng, vậy mà lại nườm nượp khách?

Người Nhật là một dân tộc thích đọc sách. Ngay từ khi còn bé, người Nhật đã chú trọng dạy cho trẻ em tầm quan trọng của việc học kiến thức từ sách.

“Những người không đọc sách là kẻ ngốc”.

Đó là điều mà đứa trẻ Nhật Bản nào cũng từng nghe qua, vì thế trẻ em Nhật sẽ cố gắng duy trì mỗi tháng đọc một cuốn sách.

Thể loại sách có thể rất đa dạng, nhưng khi trở thành người lớn, hầu hết mọi người đều có thói quen đọc sách kinh doanh. Riêng bản thân tôi, hằng tháng sẽ đọc khoảng 3 cuốn sách, tính cả sách giấy và sách điện tử.

Tại một quốc gia “cuồng” sách như Nhật Bản, sẽ rất bình thường nếu nhà sách rải rác ở khắp mọi nơi, từ những thành phố lớn đến các thị trấn nhỏ. Tuy nhiên đó là chuyện của ngày xưa thôi, hiện nay rất nhiều tiệm sách đã phải đóng cửa.

Không phải người Nhật đã mất đi tình yêu với sách, mà phương pháp kinh doanh sách đã có sự chuyển biến.

Thay vì mua sách tại những cửa hàng, người Nhật có xu hướng đặt mua sách Online trên các trang bán hàng trực tuyến, chủ yếu từ Amazon.

Ở Nhật, số lượng sách được phát hành hằng tháng rất lớn, chính vì vậy, sẽ dễ dàng tìm ra quyển sách bạn muốn đọc trên mạng hơn đến trực tiếp các tiệm sách. Không những thế, các trang bán hàng Online như Amazon cho phép bạn mua đa dạng nhiều loại sách từ sách giấy đến sách điện tử. Đó là lý do các cửa hàng sách tại Nhật dần bị thay thế bởi hình thức trực tuyến này.

Điều đó liệu có đồng nghĩa với việc cửa hàng sách sẽ biến mất hoàn toàn ở Nhật?

Tất nhiên, những nhà kinh doanh sách sẽ không để điều này xảy ra. Để không kém cạnh những đối thủ bán sách trực tuyến, chủ cửa hàng sách đã nghĩ ra những chủ đề mới để tân trang cho tiệm sách của mình.

Chủ đề này có tên gọi 文喫 六本木 (ぶんきつ ろっぽんぎ) – Bunkitsu roppongi

文喫 (Bunkitsu) là từ viết tắt của 文化を満喫する (Bunka wo mankitsu suru) – tận hưởng văn hoá.

Hãy cùng xem chủ đề này có gì đặc sắc nhé?

Thông thường khi vào tiệm sách, bạn chỉ mất tiền khi quyết định mua sách. Nhưng với Bunkitsu roppongi, bạn sẽ bị thu phí vào cổng là 1500 Yên (tương đương 300.000 VND). Sách ở Nhật về cơ bản đã có giá cao hơn sách ở Việt Nam, vậy mà lại còn thu phí vào cửa đắt hơn cả giá một quyển sách sao? Ai mà vào cơ chứ?

Ấy vậy mà ở Nhật, hình thức này lại đang rất được ưa chuộng.

Ảnh https://qool.jp/102117

Tất nhiên phải có lý do mà các tiệm sách lại thu phí vào cổng cao như thế.

Không chỉ không gian rộng rãi, sách ở đây được trưng bày dàn trải, đem lại cảm giác thanh nhã, tinh tế và sang trọng, khác với kiểu nhét sách tại các cửa hàng sách thông thường.

Vừa đặt chân vào cửa hàng, bạn đã chìm đắm trong thế giới sách của riêng mình, nơi mà mỗi cuốn sách là một thiên đường đang vẫy gọi bạn đến khám phá. Bạn có thể thong thả chọn quyển mình thích, thoải mái khám phá, tìm hiểu kiến thức trong sách trong không gian vô cùng phù hợp, rất đáng đồng tiền bát gạo.

Hình thức cửa hàng sách này lần đầu được thực hiện tại Nhật, trước đó đã thành công tại các quốc gia khác.

Ảnh https://qool.jp/102117

Đây là không gian cửa hàng sách Livraria Lello nổi tiếng tại Bồ Đào Nha. Phí vào cổng là 4 euro. Nhưng nếu bạn mua sách, tiền vào cổng này sẽ được tính chung vào tiền sách. Có nghĩa là nếu bạn mua một cuốn sách với giá từ 4 euro trở lên thì coi như miễn phí vào cổng.

Có một số người chỉ đến tham quan cửa hàng mà không có ý định mua sách, nhờ hình thức kinh doanh này mà cửa hàng có thêm một khoản lợi nhuận.

Hình thức đặc sắc này đã và đang được mở rộng ở Nhật. Hy vọng có thể làm sống dậy các cửa tiệm sách truyền thống ở Nhật trong thời đại kinh doanh kỹ thuật số lên ngôi.

Kengo Abe

Bên trong hàng không mẫu hạm sạch bong của Nhật Bản

Xếp hạng 20 Onsen và Spa hàng đầu Nhật Bản năm 2018

Chính sách tặng quà đi kèm tiền đóng thuế khiến ai cũng vui, nhưng vui thôi đừng vui quá

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: