Người Nhật dùng tiếng nước ngoài để đánh vào tâm lý “sính ngoại”, nhưng rất tiếc lại dùng sai

Trước kia trên JAPO đã có bài viết liên quan đến các hình xăm sử dụng sai từ Kanji của người nước ngoài.

Lạm dụng hình xăm ký tự Kanji – người nước ngoài trở nên ngu ngốc trong mắt người Nhật.

Tuy nhiên có qua cũng phải có lại, người Nhật cũng đã từng dùng sai tiếng nước ngoài rất nhiều trên các sản phẩm của họ nhằm đánh vào tâm lý “sính ngoại” của khách hàng Nhật Bản.

Không chỉ với các áo thun với từ tiếng Anh bị dùng sai được in trên áo được bán chạy tại Nhật

Những mẫu áo thun có gì đó sai sai rất thông dụng tại Nhật

Mà gần đây, một người Nhật từng du học tại Pháp đã nhận xét rằng số lượng hàng hoá có sử dụng “tiếng Pháp kỳ lạ” cũng đang gia tăng tại Nhật Bản.

Ví dụ

Một cửa tiệm thẩm mỹ tại Kyoto lấy tên là joli fesse, nhưng từ này trong tiếng Pháp lại có nghĩa “mông đẹp”.

Còn đây là một tiệm bánh với cái tên le pipi d’ange dịch ra là “Thiên thần tè dầm”.

Khi dịch tên thương hiệu quần áo nổi tiếng コムサデモード(comme ça store), ý tưởng ban đầu là “cảm giác về thời trang”.  Tuy nhiên khi chuyển sang tiếng Pháp và tiếng Anh, ý nghĩa lại bị đổi thành “cửa hàng như thế này”. Quả là mất đi hết tính chất sang chảnh ban đầu.

Tại sao lại có sự nhầm lẫn như vậy?

Sở dĩ có sự nhầm lẫn trên vì tiếng Pháp có phân ra danh từ giống đực và giống cái trong khi tiếng Nhật không có, do đó việc dịch từng từ sang sẽ không chính xác.

Ngoài ra với thương hiệu này, đọc là レスポートサック. Về ý nghĩa không có gì lạ, nhưng sai ngữ pháp. Từ đúng phải là le sac sport.

Petit Bit được dịch ra là “dương vật bé nhỏ”. Trong trường hợp này phải sử dụng từ đúng là Little bit (một ít) hoặc little bite (một miếng nhỏ).

Ngoài các ví dụ trên, còn rất nhiều trường hợp dịch nhầm từ tiếng Nhật sang tiếng Pháp đã được người Nhật này tìm thấy trên khắp nước Nhật.

Có vẻ như người Nhật cũng có tư tưởng “sính ngoại” khi các thương hiệu Nhật thường xuyên đưa tiếng nước ngoài vào tên thương hiệu.  Tuy nhiên giá mà họ tìm hiểu kỹ hơn, hoặc tìm cố vấn người bản xứ trước khi lựa chọn cái tên cho thương hiệu thì đã không có những tình huống cười ra nước mắt như thế này.

Nói đi cũng phải nói lại, trên các thương hiệu Việt Nam cũng sử dụng từ nước ngoài khá nhiều, không biết trong số đó có bao nhiêu nhãn hiệu dùng đúng nhỉ?

Tham khảo MADAMERIRI

Sacchan

4 cô gái Nhật Bản chưa quá 20 tuổi làm người mẫu cho thương hiệu cao cấp

Nhầm lẫn tai hại khi học tiếng nhật ハンバーガー (HAMBURGER) và ハンバーグ (HAMBĀGU)

Sự tồn tại của hai loại Lâu Đài đến cả người Nhật cũng nhầm lẫn

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: