“Cột người” – Câu chuyện về niềm tin đáng sợ của người Nhật thời xưa

Hitobashira theo nghĩa đen có nghĩa là cây cột người. Đây là một phần phong tục thời xưa khi người ta bắt đầu xây dựng các công trình quan trọng như những toà nhà, cầu cống, đường hầm, đập và những toà lâu đài. Người xưa tin rằng việc sử dụng cốt người trong xây dựng sẽ bảo vệ công trình khỏi các thảm hoạ thiên nhiên lẫn nhân tạo. Đây là niềm tin phổ biến ở Nhật xuyên xuốt thế kỷ 16, mặc dù xương, cốt người cũng được tìm thấy trong các kiến trúc được xây dựng vào thế kỷ 20.

Ảnh NAVER まとめ

Niềm tin này bắt nguồn từ quan niệm của người Nhật cho rằng các vị thần thường ở trong thân cây.

Những ghi chép đầu tiên về Hitobashira được tìm thấy trong Nihon Shoki. Vào năm 323 trước công nguyên, dòng sông Kitakawa và Mamuta không ngừng dâng tràn gây lũ lụt, khiến đời sống nhân dân lầm than, cực khổ. Đập cứ xây lên rồi lại đổ xuống không rõ nguyên nhân. Thiên hoàng Nintoku đã quyết định tế một người tên Kowabuki tại Musashi và một người khác tên Koromono-ko tại Kawachi cho thần sông để xoa dịu sự giận dữ của thần linh. Họ bị ném xuống dòng sông chảy xiết, với niềm tin sự hy sinh của họ sẽ khiến việc con đập được hoàn thành.

Ảnh pinktentacle.com

Rất nhiều toà lâu đài ở Nhật đã được xây dựng trên nguyên tắc của câu chuyện trên. Ví dụ như lâu đài Maruoka ở tỉnh Fukui, có cột chính là Hitobashira.

Trong suốt quá trình xây dựng lâu đài Maruoka, bức tường liên tục bị đổ, dù đã được sửa đi sửa lại rất nhiều lần. Cuối cùng, các lãnh chúa chọn ra một người hy sinh để tế thần. Oshizu – người phụ nữ bị mù một bên mắt đã được vinh hạnh trở thành vật tế. Bà chấp nhận hy sinh với điều kiện con trai bà phải được công nhận là một Samurai.

Sau đó toà lâu đài được hoàn thành mà không gặp phải bất trắc gì. Tuy nhiên, lời hứa với Oshizu đã bị lãng quên vì lãnh chúa chuyển đến vùng đất khác. Kể từ đó, địa điểm xây dựng lâu đài thường xuyên ngập lụt do hứng chịu những cơn mưa như trút nước. Người dân gọi đó là hiện tượng “nước mắt đau khổ của Oshizu” và xây một bức tường tưởng niệm bên trong toà lâu đài để trấn an tinh thần của bà.

Ảnh Amino Apps

Ngoài ra còn một câu chuyện nổi tiếng khác liên quan đến Hitobashira đó là ở lâu đài Matsue thuộc tỉnh Shimane. Lâu đài này được xây dựng vào thế kỷ 17 nhưng nhiều bức tường đã sụp đổ. Do đó, người ta phải tái cấu trúc lại lâu đài. Vào thời điểm đó, lễ hội Bon là một lễ hội truyền thống của địa phương đã diễn ra tại đây. Bảo vệ của lâu đài đã đi vào thị trấn, bắt các vũ công xinh đẹp nhất mang về lâu đài. Ở đây, họ giết chết những vũ công và giấu xác trong các bức tường. Công tác xây dựng vẫn được tiếp tục mà không bị cản trở.

Truyền thuyết kể rằng khi lâu đài được xây dựng, bất cứ khi nào một cô gái trẻ khiêu vũ trên đường phố Matsue thì toàn bộ lâu đài sẽ rung lắc theo. Kết quả là, khiêu vũ bị cấm hoàn toàn trên đường phố Matsue.

Sau khi đọc xong những truyền thuyết về Hitobashira này, các bạn có “lạnh gáy” khi nhìn ngắm những toà thành cổ ở Nhật không?

Tham khảo Matome naver

Sacchan

Trận giao hữu bóng chày nhuộm màu kinh dị của 2 ma nữ lừng lẫy Nhật bản

Rùng rợn câu truyện thị trấn bia mộ không hồi kết của ông vua dòng Manga kinh dị

11 bí mật hậu trường chưa từng được hé lộ về siêu phẩm kinh dị ‘Ringu’ của Nhật Bản

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: