Bất ngờ với lý do hãng tàu Nhật Bản kêu gọi người dân… ‘bớt lịch sự’

Theo văn hóa Nhật, mọi người thường đứng về 1 phía thang cuốn để nhường chỗ đi cho những người vội vã.

Tại những trạm tàu điện ở Nhật Bản, hành khách thường nghe đến thông báo “Làm ơn đứng lùi khỏi vạch khi cửa tàu mở” nhằm tránh những tai nạn không đáng có.

Tuy nhiên khi đến những trạm chuyển tiếp như ở Tokyo, các hành khách của dịch vụ tàu East Japan Railway (JR East) ngày nay còn được nghe thông báo “Làm ơn đứng nguyên không nhường chỗ tại cả 2 bên của thang cuốn”.

Lời đề nghị nghe có vẻ bất lịch sự này được hãng dịch vụ tàu JR East kêu gọi thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách, nhất là với tình trạng ngày càng có nhiều người già tại nước này. Việc đứng yên ở 2 bên cầu thang khiến hành khách có thể đi thang cuốn an toàn hơn là phải chen chúc nhường chỗ cho những người sau.

“Mục tiêu chính của chiến dịch là quảng bá sự an toàn đối với hành khách”, người phát ngôn Kuniyuki Takai của hãng JR East nói.

Trước đây, công ty JR East từng khuyến khích hành khách bám chắc vào tay thang cuốn nhằm đảm bảo an toàn, nhưng đây là lần đầu tiên một công ty dịch vụ tàu điện tại Nhật cổ vũ việc đứng chặn ở cả 2 bên cầu thang cuốn.

Theo văn hóa Nhật, mọi người thường đứng về 1 phía thang cuốn để nhường chỗ đi cho những người vội vã. Tại Tokyo, hành khách thường đứng về bên trái và đó trở thành một phản xạ tự nhiên cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, việc đứng 1 bên với lưu lượng người qua lại đông khiến rất nhiều người già Nhật cảm thấy mất an toàn.

Người Tokyo thường đứng về bên trái thang cuốn để nhường đường cho những người vội vã

Không chỉ dừng ở việc thông báo bằng loa, JR East còn dán các biển thông báo bằng cả tiếng Nhật lẫn tiếng Anh, đề nghị hành khách không bước đi trên thang cuốn và những ai cần di chuyển nhanh có thể sử dụng thang bộ thông thường.

“Đi bộ trên thang cuốn cũng có thể gây ra các tai nạn do va chạm hay vướng hành lý”, một biển báo tại trạm tàu điện cho biết.

Tại các thang cuốn, nhân viên cũng dán những miếng dính màu hồng và trang trí lời cảnh báo trên phần tay cầm như “Không đi bộ” hay “Giữ chắc”. Các nhân viên của JR East cũng mặc đồng phục màu hồng nhằm cổ vũ chiến dịch đề nghị mọi người đứng yên ở cả 2 phần thang cuốn và không nhường chỗ cũng như không di chuyển khi sử dụng.

Theo Hiệp hội thang cuốn Nhật Bản, tỷ lệ tai nạn trên thang cuốn tại đây đã tăng từ 1.200 năm 2009 lên 1.475 năm 2014. Khoảng 882 trường hợp trong số đó là do di chuyển bất cẩn lên xuống và gây tai nạn.

Dù chiến dịch này trái ngược với văn hóa của Nhật nhưng JR East cho biết thang cuốn không được thiết kế để hành khách đi bộ lên xuống.

Trước đây vào năm 2016, thủ đô London của Anh cũng đã thử nghiệm chiến dịch này cho trạm tàu điện ngầm nhưng giới truyền thông cho biết chúng làm chậm dòng người di chuyển đi 30% và kế hoạch đã bị hủy bỏ sau đó.

Hiện chưa rõ chiến dịch của JR East có thành công hay không nhưng theo tờ Japan Times, một số người dân Tokyo vẫn đi bộ trên thang cuốn theo thói quen ngay sau khi chiến dịch mới bắt đầu.

Theo Kênh14

Học hỏi văn hóa ứng xử của người Nhật

Những vị khách ngoại lai hiểu về văn hóa truyền thống Nhật Bản còn hơn cả người bản xứ

Sumo – Nét văn hóa truyền thống Nhật Bản.

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: