Mấy ai biết lãnh chúa vĩ đại Nhật Bản Takeda Shingen lại có nỗi ám ảnh lớn với cái Toilet

Nhật Bản là quốc gia thống nhất được hình thành bởi 47 tỉnh thành. Ngày nay toàn nước Nhật chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật. Tuy vậy, ngày xưa, nước Nhật cũng bị chia năm xẻ bảy, mỗi vùng đất được cai trị bởi một vị lãnh chúa và theo luật do người đó đặt ra.

Không chỉ luật pháp, mỗi vị lãnh chúa tự đưa ra kế sách phát triển nông nghiệp và xây dựng lực lượng Samurai để bảo vệ lãnh thổ. Người đứng đầu mỗi vùng được gọi là Bushou (tướng) hoặc Tono-sama (lãnh chúa). Vai trò thủ lĩnh này thường do những người thuộc dòng dõi Samurai cao quý nắm giữ và được truyền từ đời này sang đời khác.

Vào cái thời loạn lạc đó, không có luật pháp quốc tế cũng như các quy tắc chiến tranh can thiệp, việc mở rộng bành trướng lãnh thổ tuân theo quy tắc “mạnh làm vua, thua làm giặc”. Vì vậy, một trong những yêu cầu tiên quyết đối với vị lãnh chúa là khả năng lãnh đạo, kỹ năng chiến đấu tốt để giúp toàn lãnh thổ giành phần thắng nếu chiến tranh nổ ra.

Trong số những vị lãnh chúa được lịch sử Nhật Bản lưu danh, có một vị đã trở thành huyền thoại với thành tích chiến trận gần như bất bại, trong số 72 trận đấu, thắng 49 lần, thua 3, rút quân 20 lần. Nếu xét về sự khắc nghiệt của những chiến trường giành lãnh thổ thời bấy giờ, đây quả là con số vô cùng ấn tượng.

Đây là người mà ngay cả Oda Nobunaga vĩ đại – người thống nhất Nhật Bản sau này cũng phải dè chừng. Rất đáng tiếc là tham vọng hợp nhất nước Nhật của vị lãnh chúa đã thất bại, nhưng người đời vẫn xem ông như người đến gần nhất với thành công.

Cái tên đang được nhắc đến ở đây đó là Takeda Shingen.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/77754

Dưới trướng của ông còn có 23 thuộc hạ xuất chúng khác.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/77754/img_1-5

Bên cạnh kỹ năng chiến đấu, người đứng đầu còn phải có khả năng lãnh đạo, nhìn người, dùng đúng người vào đúng việc, bên cạnh đó là khả năng thuyết phục, khiến cả quân đội một lòng hướng về mục tiêu chung. Đặc biệt trong một nhóm toàn người giỏi thường hay có xung đột vì cái Tôi cá nhân lớn, đó là lúc người lãnh đạo phải thể hiện được vai trò của mình.

Dưới đây là một số những nguyên tắc của Takeda Shingen mà những lãnh đạo ngày nay nên học hỏi.

1. Chiến lược rõ ràng, minh bạch

Thời đó, mở rộng lãnh thổ bằng phương pháp xâm chiếm, bành trướng rất phổ biến, không những để tăng thêm đất và dân cư mà còn tăng vị thế của vị lãnh chúa giành chiến thắng. Thế nhưng giành thắng lợi trong những trận chiến như thế không hề dễ dàng, nếu không có một đường lối và kế hoạch minh bạch.

2. Chỉ tham gia những trận chắc thắng

Đừng nghĩ như vậy là hèn nhát. Đánh phải biết lượng sức mình, nếu chỉ biết liều mạng xông vào, chưa chắc giành được thắng lợi mà thương vong cũng nhiều hơn. Khi cảm thấy yếu thế, phải nhanh chóng rút quân để bảo toàn lực lượng, tránh trường hợp quân ta bất mãn với chiến lược của ta.

Thế nhưng cách tốt nhất vẫn là đưa ra được chiến lược triệt để, từng bước rõ ràng để có thể tất thắng trong mọi trận giao đấu.

Trong chiến tranh, cả hai bên đều liều sống liều chết để chiến thắng do đó thắng lợi không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên tinh thần quyết thắng cũng chính là một đòn bẩy mà người tướng lĩnh cần phải đem lại được cho quân đội của mình.

Cuộc đời Takeda Shingen chỉ thua có 3 lần, tất cả đều thua Murakami Yoshikiyo, đây là một tướng lĩnh rất mạnh. Thế nhưng trong trận cuối, Takeda đã giành thắng lợi do đó cũng không ngoa khi nói ông là vị tướng bất bại. Quan trọng là phải biết rút ra được bài học cho mỗi lần thất bại.

3. Xem trọng thuộc hạ và người dân

Đừng nghĩ người nông dân không liên quan gì đến chiến trường. Đó chính là hậu phương vững chắc tiếp thêm sức mạnh cho tiền tuyến.

Takeda Shingen là người luôn chú trọng thúc đẩy nông nghiệp dù đang tất bật tham chiến. Ông đích thân đi thăm ruộng, trực tiếp tham gia vào quá trình dựng đê chống lụt. Chính vì vậy, vị tướng lĩnh không chỉ được quân lính tin tưởng mà còn được người dân yêu mến. Đến mức có rất nhiều lãnh chúa vùng khác tự nguyện dâng hiến lãnh thổ cho Takeda vì muốn được phục vụ dưới trướng con người vĩ đại này.

Rất đáng tiếc, trước khi hoàn thành sứ mệnh thống nhất nước Nhật, Takeda Shingen đã qua đời do bạo bệnh. Tuy nhiên những giai thoại về ông vẫn được lưu truyền và được người đời sau tận dụng để tiếp tục tâm huyết người đi trước để lại.

Trong đó có một giai thoại rất nổi tiếng liên quan đến cái Toilet.

Thời đó, nhà vệ sinh của vị lãnh chúa có kích thước rộng hơn căn hộ một người ở hiện nay. Lý do để tránh kẻ gian ám sát bằng cách đâm vũ khí xuyên tường. Sau khi bài tiết xong, vị lãnh chúa rung chuông, lập tức sẽ có thuộc hạ đến xả bằng nước còn dư lại sau khi ngài đi tắm.

Ngoài ra bệ xí của ngài còn được sử dụng trầm hương không chỉ có tác dụng khử mùi mà còn giúp ngài thư giãn nhẹ nhàng. Đây có lẽ là căn nguyên của sự ra đời chất tẩy rửa nhà vệ sinh của người Nhật.

Có lẽ vị lãnh chúa huyền thoại của Nhật Bản có nỗi ám ảnh về Toilet?

Kengo Abe

Bí ẩn về cuộc đời lãnh chúa Shingen Takeda

Ngôi chùa lấp lánh màu vàng kim

Những câu chuyện dân gian Nhật Bản và di tích liên quan mà có thể bạn chưa biết

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: