Cầm tù người thân – thực trạng đáng sợ của gia đình Nhật trong thời đại già hoá

Cuối năm 2017, ở  Osaka, người ta tìm thấy thi thể một cô gái. Sau đó, cảnh sát nghi ngờ rằng bố mẹ cô gái đứng sau vụ án này nên đã bắt giữ 2 vợ chồng.

Vụ án diễn ra không ồn ào như nhiều tin tức giật gân khác cùng thời điểm, tuy nhiên càng tìm hiểu người ta càng tìm thấy nhiều tình tiết đáng sợ.

Cô gái được cho rằng đã bị giam giữ suốt 16 năm 

Ảnh: https://tocana.jp/2019/01/post_19327_entry.html

Khi được tìm thấy, thi thể chỉ nặng 19kg, cao 145 cm, thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Dẫn đến suy kiệt không còn đủ sức để ăn uống, nhiệt độ cơ thể sụt giảm đến mức cô gái chết đi trong tình trạng cứng đơ.

Qua lời kể của cặp vợ cồng, cô con gái lớn bị bệnh tâm thần bẩm sinh nên bị cấm ra khỏi nhà.

Ngay cả hàng xóm cũng không hay biết sự tồn tại.

Bởi ngôi nhà nằm trong khu vực giải toả, trước mặt là đường cao tốc vì thế có la hét thế nào thì tuyệt nhiên không ai nghe thấy.

Ở Nhật có những nơi gọi là 座敷牢(Zashikirou), là nhà tù ngay trong gia đình dành cho người mắc bệnh liên quan đến thần kinh. Vì thế mà trong 50 năm từ năm 1900 Luật dân sự liên quan quan đến người tâm thần trở thành đề tài tranh luận gay gắt trong xã hội Nhật. 

Vâng, những cha mẹ trót sinh con bị dị tật về não cảm thấy xấu hổ nên mãi mãi không bao giờ cho đứa trẻ tiếp xúc với xã hội.

Trong quá khứ tin tức về những nhà giam tàn nhẫn này xuất hiện nhiều trên các mặt báo.

Ví dụ câu chuyện của một gia đình nọ. Ở một thị trấn, nơi bị chính quyền lãng quên trong kế hoạch quy hoạch của thành phố, cách xa nhà ga, có một ngôi nhà khá đồ sộ.

Sau này được biết, cả gia đình đã chạy trốn vì thiếu nợ. Vì thế nhà nước ra lệnh thu hồi ngôi nhà, đó là lý do nhân chứng, cũng là người thuộc công ty bất động sản tìm đến để khảo sát.

Ảnh: https://tocana.jp/2019/01/post_19327_entry_2.html

Đột nhiên có một mùi hôi thối bốc lên khiến người đàn ông bất giác giật mình. Phải chăng là mùi tiểu tiện?

Tìm đến nơi toả ra mùi hôi, không tin vào mắt mình, anh ta thấy một căn phòng có song sắt, bên trong là nhà xí nhỏ. Ngoài ra chẳng có gì.

Thình lình, anh thấy một bóng dáng gầy gò nom như cụ già 80 tuổi.

Bà ta chẳng nói gì chỉ vẫy vẫy bàn tay.

Anh ta bắt đầu hỏi:

“Có phải đây là nơi ở của gia đình đã chạy trốn vì thiếu nợ hay không?”

-> Vẫy 1 cái

“Bà có biết gia đình mình đã bỏ đi cả rồi không?”

->Vẫy 2 cái

Vẫy 1 cái có nghĩa là đúng, 2 cái là sai.

Anh bắt đầu những câu hỏi:

Có phải bà luôn sống ở đây?  ->vẫy 1 lần (YES)

Khoảng mấy năm? ->vẫy 2 lần (NO)

Khoảng mấy mươi năm? -> vẫy 1 lần (YES)

Có phải rất cực khổ không? -> vẫy 1 lần (YES)

Ăn uống thì sao, có ổn không? ->vẫy 1 lần (YES)

Bà có thể ra vào tự do không? -…

Câu hỏi cuối cùng, bà không thể ra hiệu được. Vì cả bản thân cũng không muốn khẳng định.

Hiểu được những gì đối phương truyền đạt, làm gì có người điên nào “tỉnh” đến vậy?

Phải chăng nguyên nhân bà bị nhốt là do bà không thể nói? Vì mang dị tật mà phủ nhận sự tồn tại của một con người.

Thâm chí bỏ mặc đến chết.

Nếu là người ngoài đã đành, đến cả người nhà sao có thể đối xử với nhau như vậy?

Nhật Bản của thế kỷ 21 ngày càng lún sâu vào nguy cơ thiếu hụt người trẻ, người gia tăng cao.

Vì thế, gánh trên vai cả thế hệ già cỗi, bộ phận giới trẻ Nhật đang hết sức chán nản và tuyệt vọng. Vậy nên trông nom những bố mẹ “không bình thường” là điều dường như vượt quá sức chịu đựng của họ, vì thế những bản tin như giết bố mẹ già… gần đây xuất hiện khá nhiều là vì lý do này.

Càng muốn khắc phục tình trạng hiện nay, tuy nhiên song song đó, đáng tiếc thay càng nhiều những mặt tối của nước Nhật ngày một lộ ra…

Kengo Abe 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: