Tinh thần của một Samurai- thà đói khổ còn hơn để mình dốt nát và bài học cho người đời sau

Cổ nhân có câu

身を食う芸が、身を助く

 

(đại ý chỉ việc tích luỹ kỹ năng để cứu lấy bản thân).

Trong điều kiện tiền không đủ ăn nhưng vẫn không ngừng học tập, trau dồi, đó là cách để cứu lấy chính mình. Hay nói cách khác, câu này nhấn mạnh vào ý chí đổi đời.

Nhịn ăn một bữa để đổi lấy tiền mua một quyển sách. Tất nhiên điều này sẽ làm bạn mệt mỏi, đói lả, thế nhưng nghĩ mà xem, 10 năm sau, bạn có thể ăn cao lương mỹ vị, sống dư dả cả đời.

Nói thì dễ, ai chẳng nói được. Nhịn ăn một bữa có nhằm nhò, đọc dăm ba quyển sách liệu có thực sự khiến bạn giàu lên? Tất nhiên ai cũng sẽ có những nghi ngờ về con đường mình lựa chọn, liệu chi phí cơ hội đánh đổi có xứng đáng?

JAPO sẽ kể cho các bạn nghe về một tấm gương vươn lên từ nghèo khó, dù trải qua nhiều cay đắng đau khổ vẫn cố gắng học thành tài.

Câu chuyện về Kobayashi Torasaburō, một Samurai đức cao vọng trọng rất được yêu mến vào thời Edo.

Ông sinh năm 1868. Đây là thời kỳ tiền Minh Trị, khi các Samurai dần mất đi vị thế của mình. Nagaoka, một phiên thuộc phía Tây Nhật Bản lúc này là những người cuối cùng chiến đấu cho sự tồn vong của các Samurai, nhưng vẫn nhận lại thất bại. Vì chống lại chính quyền mới, các Samurai của dòng tộc này bị đẩy vào tình cảnh éo le, phải sống cuộc đời cơ cực, nghèo khổ.

Dòng tộc Mineyama, thương cho cuộc sống cơ hàn của những người láng giềng, đã tiếp tế lương thực cho họ.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/89367/2

Lương thực tiếp tế là 100 bao gạo, ước chừng mỗi bao khoảng 60kg. Với số lương thực này, những người Nagaoka có thể tiếp tục sống đầy đủ, ấm no mà không phải lo lắng điều gì.

Thế nhưng chính Kobayashi Torasaburō là người đã quyết định kết thúc chế độ bao cấp của dòng tộc Mineyama.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/89367/3

Ông bán thóc gạo để lấy tiền xây dựng trường học. Tất nhiên rất nhiều người phản đối kế hoạch này vì không ai muốn phải chịu đói. Thế nhưng Kobayashi Torasaburō đã ngay lập tức trấn an:

“Số thóc này chỉ đủ cho ta ăn trong một đến hai ngày. Vậy phần đời còn lại biết làm thế nào. Một quốc gia thịnh vượng hay nghèo đói cốt nằm ở người dân, chúng ta phải tạo ra một môi trường có thể nuôi dưỡng nên những con người có thể thay đổi vận mệnh đất nước. Hiện tại chúng ta chỉ có 100 bao gạo, nhưng từ nay về sau tự chúng ta có thể tạo ra hàng triệu bao. Nếu bây giờ vì đói khổ ta ăn hết số gạo này, sự đói khổ sẽ không thể ngừng lại được”.

Ảnh Wikiwand

Thuyết phục được người dân, Kobayashi bán hết số gạo, tạo nên một môi trường giáo dục mà ở đó ai cũng biết chữ, biết tư duy, biết tự tìm cách nuôi sống bản thân. Gia tộc Nagaoka vực dậy, tạo tiền đề cho sự phát triển của nước Nhật về sau.

Không lâu sau đó, thời đại Samurai kết thúc, nước Nhật bị cuốn vào vòng xoay công nghiệp hoá dẫn tới xung đột, chiến tranh với các cường quốc khác. Thời kỳ hậu chiến, nước Nhật một lần nữa khốn đốn vì đói nghèo, nhưng họ lại nhanh chóng vươn lên, trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thời bấy giờ. Người Nhật làm được điều này tất cả là nhờ xem trọng giáo dục, học tập tấm gương những con người vượt khổ thoát nghèo, trong đó có Kobayashi Torasaburō.

Từ bài học của người xưa, hãy thử đặt trong thời hiện tại.

Bạn muốn thành công nhưng lại ngại gian khổ. Bạn có thể chi tiền cho những buổi nhậu nhẹt cuối tuần thay vì một quyển sách phát triển bản thân. Sao không thử học tập tấm gương của vị Samurai huyền thoại Kobayashi, thay đổi cuộc đời, nhẫn nhịn bây giờ cho sung túc mai sau.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: