Người nước ngoài thích chữ Kanji, xăm luôn khi không rõ nghĩa, vậy sao bạn lại né Kanji như né tà?

Nhân sự kiện nữ ca sĩ nổi tiếng Ariana Grande phải tẩy hình xăm mới bằng tiếng Nhật  do chút sơ suất kỹ thuật vì hiểu sai nghĩa, JAPO cũng xin cung cấp thông tin rằng không riêng gì nữ ca sĩ gặp phải trường hợp trên. Xăm chữ Kanji là một trào lưu khá “nguy hiểm” với người ngoại quốc.

Trong trường hợp của Ariana, cô xăm chữ 七輪 (shichirin) vì tưởng nghĩa của nó là 7 Rings đồng thời cũng là tên một bài hit của cô. Ấy vậy mà hoá ra, 七輪 lại có nghĩa là cái vỉ nướng thịt BBQ.

Ảnh Kotaku

Dù đây là một trải nghiệm khá xấu hổ với nữ ca sĩ thế nhưng rõ ràng trường hợp của cô cũng không phải duy nhất.

Theo japantoday, một nhiếp ảnh gia người Nhật thường xuyên công tác ở nước ngoài Takuro Nagami chia sẻ

“Tôi nhận thấy nhiều người ngoại quốc tỏ ra thích thú khi tôi đưa cho họ danh thiếp của tôi. Trên danh thiếp có tên tôi viết bằng Kanji”. Ngoài ra anh còn được khen khi ký tên bằng Kanji khi mua thẻ tín dụng. “Họ cho rằng điều này rất cool”.

Thế nhưng Kanji có nguồn gốc lâu đời và quá trình phát triển phức tạp, do đó không phải người nước ngoài nào cũng có thể hiểu được ý nghĩa những chữ Kanji mà họ xăm lên người.

Trong một giải đấu bóng bàn diễn ra ở Moscow, một người Nhật đã rất ngạc nhiên khi thấy một nhân viên người nước ngoài mặc chiếc áo phông có in chữ 人生卓球 (“jinsei takkyu” dịch nghĩa từng từ là cuộc sống bóng bàn). Tại Harajuku, Tokyo, một phụ nữ tóc vàng nhận được ánh mắt tò mò từ rất nhiều người khi mặc một chiếc áo gợi cảm với dòng chữ 日本海兵隊 (“Nihon kaiheitai” nghĩa là hải quân Nhật Bản).

Ảnh | 卓球王国WEB

Thậm chí còn có cả một Apps điện thoại cho Iphone chuyển tên Alphabet của bạn sang ký tự Kanji.

Sẽ chẳng ảnh hưởng gì nếu họ thích xăm hoặc mặc áo phông có chữ Kanji, thế nhưng vấn đề nằm ở việc ngay cả khổ chủ cũng hiểu sai và cảm thấy xấu hổ sau đó.

Một người Nhật khác cũng từng thấy một phụ nữ ngoại quốc đeo sợi dây chuyền bạc có khắc chữ 酷 — đọc là “hidoi” có nghĩa là “tàn nhẫn”, “độc ác”. Thế nhưng khi hỏi ra, anh người Nhật mới biết cô này tưởng nghĩa của nó là “cool” (tuyệt). Thôi nào, độc ác không phải là một hành động cool, ngầu đâu.

Trang Spa! kể ra dịch vụ Cafe Press, một công ty của Mỹ đã bán Fundashi (khố Nhật) với chữ in 過労死 (karoshi) – chết vì kiệt sức do làm việc quá nhiều lên trên.

Ảnh 日刊SPA!

Trở lại với chủ đề chính, tại sao chữ Kanji lại có sức hút kinh khủng với nhiều người ngoại quốc đến vậy trông khi rõ ràng họ cũng không hiểu được chính xác ý nghĩa của nó?

Spa! đã thực hiện một khảo sát cho đối tượng chọn các từ Kanji ngẫu nhiên và hỏi lý do lựa chọn. Kết quả nhận lại như sau:

“Tôi thích hình dáng của nó” (người Đức)

“Chọn đại thôi” (người Tây Ban Nha)

“Chắc là từ đó mang nghĩa hạnh phúc hay tốt đẹp gì đó” (người Úc).

Bất ngờ thay, chữ Kanji được lựa chọn nhiều nhất lại là 呆 (“ho” hoặc “akireru”), có nghĩa là “đồ ngốc” – hay chính xác hơn là hành động xấu hổ gây cười. Lý do được chọn vì chữ có tính đối xứng khá đẹp mắt.

Ảnh Xuite日誌- 隨意窩Xuite

Với các đối tượng khảo sát là người nước ngoài có kiến thức và tìm hiểu về Kanji, họ thường chọn ký tự 幸 (sachi) có nghĩa là hạnh, phúc. Cách giải thích của họ cũng thật thú vị

“Tôi viết chữ đó như thế này nè, viết một dấu cộng, một dấu trừ, hai đường song song, thêm một trừ, một cộng” – theo lời một anh chàng Ấn Độ.

Thật tuyệt khi biết rằng nhiều người nước ngoài thích Kanji nói riêng và ký tự tiếng Nhật nói chung. Thế nhưng hy vọng trước khi xăm hay mặc áo phông có những chữ này, họ có thể tìm hiểu ý nghĩa của nó trước.

Người ta thích Kanji đến thế, tại sao người Việt học tiếng Nhật lại ghét bỏ nó chứ?

Tham khảo japantoday

Sacchan

Không phải vì liên tưởng đến Yakuza, đây mới chính là nguyên nhân người Nhật có ác cảm với hình xăm

Mèo, hình xăm và văn hóa Nhật Bản- bạn kết hợp 3 yếu tố này như thế nào?

Cuộc tranh cãi về hình xăm vẫn chưa dừng lại ở Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: