Thú vị những từ tiếng Nhật thông dụng xuất phát từ bộ bài 100 năm tuổi

Những ngày Tết trôi qua chóng vánh, nói đến hoạt động không thể thiếu trong dịp lễ Tết, đó chính là đánh bài.

Hỏi nhỏ nhé, bạn đã thắng được bao nhiêu tiền bài bạc trong đầu năm nay rồi?

Nói đến bài, ở Nhật có một loại bài được gọi là bài hoa Hanafuda.

Ảnh https://game.dmenu.smt.docomo.ne.jp/article/ea59/

Hanafuda ban đầu được người Bồ Đào Nha mang sang Nhật phổ biến vào năm 1570, nhưng cách chơi và ngoại hình bộ bài đã được biến tấu lại theo kiểu Nhật.

Trên 48 lá bài được trang trí hình hoa và động vật, chia đều cho 12 tháng trong năm.

Bài viết hôm nay sẽ không đi sâu vào giải thích luật chơi của Hanafuda mà nhằm giới thiệu đến bạn đọc các từ tiếng Nhật xuất hiện trong bộ bài này.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/90623

しかと (shikato)

Đây là từ sử dụng khi muốn phớt lờ một ai đó.

Từ này được rất nhiều bạn trẻ Nhật Bản sử dụng do đó nhiều người hiểu lầm rằng đây là từ lóng mới xuất hiện sau này. Thế nhưng thật ra từ này có nguồn gốc từ những lá bài Hanafuda truyền thống. Thật bất ngờ đúng không nào !

Shikato viết theo Kanji sẽ thành 鹿十.

Có một lá bài trong bộ Hanafuda vẽ hình con hươu, đằng sau nó là những chiếc lá Phong đã chuyển đỏ. Đây là hình ảnh đặc trưng thường được bắt gặp vào khoảng tháng 10, mang đậm sắc thái mùa thu.

Hươu (鹿) và tháng 10 (十月) tạo thành từ  鹿十 (Shikato) ở trên.

Trong bức tranh, con hươu được vẽ ở góc nghiêng, không nhìn trực diện, tạo cảm giác đang cố tình phớt lờ. Ý nghĩa của từ Shikato từ đây mà được hình thành.

ピカイチ (pikaichi)

Trong toàn bộ những lá bài Hanafuda, chỉ có 5 lá cao cấp nhất được gọi chung là 光り物 (hikari mono).

Ban đầu mỗi người chơi được phát 7 lá bài, trong trường hợp 6 lá bài của bạn 0 điểm nhưng bạn lại sở hữu một lá hikari mono, bạn sẽ thắng được đối thủ với vai trò của Pikaichi.

Pikaichi mang ý nghĩa một thứ gì đó xuất chúng, nổi bật lên giữa rất nhiều thứ vô dụng khác.

ボンクラ (bonkura)

Đây là từ thường được sử dụng bởi những người cao tuổi.

Bonkura là từ chỉ những người ngu ngốc, cái gì cũng không biết.

Trong Kanji, bonkura được viết là 盆暗.

盆 (Bồn) ám chỉ việc bài bạc. 暗 (Ám) ý nói ngu muội, trở thành nô lệ của bài bạc. Những kẻ vì quá đam mê trò chơi may rủi này mà đánh cược toàn bộ, không suy nghĩ tính toán, chẳng phải là những kẻ ngu ngốc hay sao?

三下 (sanshita)

Trái với bonkura, đây lại là từ mà chỉ có giới trẻ mới sử dụng. Từ này thể hiện sự xem thường đối thủ.

Từ bộ bài Hanafuda, bạn có thể chơi một trò gọi là かぶ (kabu). Đây là trò chơi có luật tương tự Blackjack, bạn rút ra hai lá bài và tính toán sao cho gần nhất với 9 điểm để giành được thế mạnh. Trong trò này, nếu điểm của bạn dưới 3, bạn gần như chắc chắn nắm phần thua.

Đó là nguồn gốc ra đời của từ sanshita (dưới 3).

Những từ kể trên đến ngày nay vẫn được sử dụng rất nhiều trong đời sống thường ngày của người Nhật, thậm chí quen thuộc với giới trẻ, vậy mà đã có tuổi đời trên 100 năm. Thật bất ngờ đúng không các bạn?

Kengo Abe

 

Top 10 bài hát về hoa Anh Đào không thể không có trong Playlist

Bài học văn hoá: Cách trao nhận danh thiếp chuẩn Nhật

Chùm ảnh Mèo, quán Cafe và những kỷ niệm cũ của hoạ sĩ người Nhật giúp xua tan mệt mỏi cho những ngày cô đơn

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: