Nhật Bản có thực sự hèn nhát, tấn công không tuyên chiến trong trận Trân Châu Cảng?
70 năm về trước, chiến tranh Mỹ-Nhật nổ ra gây bao nhiêu thương vong. Ngày nay, cả hai quốc gia đều đang nghiêm túc nhìn nhận lại ý nghĩa thực sự của chiến tranh.
Đầu tiên, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân của Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công bất ngờ, không hề có lời tuyên chiến bị xem là đòn chơi bẩn từ phía Nhật. Từ sự kiện này, mâu thuẫn hai nước dần trở nên nghiêm trọng.
Ảnh https://nihonshi.hatenablog.com/entry/pacific-war
Vào ngày 8 tháng 12 năm 1941, hải quân Nhật Bản đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào căn cứ của hạm đội Mỹ trên đảo Oahu, Hawaii. Sau đó, toàn dân Mỹ đoàn kết chống lại Nhật Bản với khẩu hiệu
Tiêu diệt bọn Nhật hèn nhát!
Tại sao khi đó Nhật lại hiếu chiến đến vậy, dù biết rằng chiến tranh đem lại rất nhiều đau thương.
Vào thời chiến, hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ. Mặc dù Trung Quốc không trở thành thuộc địa hoàn toàn nhưng trở thành miếng bánh cho các cường quốc khác xâu xé. Việt Nam khi đó là thuộc địa của thực dân Pháp.
Nhật Bản cũng không ngoại lệ, để không bị lệ thuộc, Nhật Bản chỉ còn cách phát triển quân đội.
Khả năng công nghệ khi đó của Nhật Bản khá cao nhờ đó quân đội ngày càng mạnh hơn, nhưng nhược điểm của Nhật là diện tích quốc gia nhỏ và nghèo tài nguyên. Để giải quyết vấn đề này, Nhật Bản thiết lập căn cứ ở Trung Quốc, đồng nghĩa với việc quan hệ của quốc gia này với châu Âu và Mỹ sụp đổ.
Sau khi giành chiến thắng trước Nga, Nhật bắt đầu trở thành cường quốc quân sự, ký hiệp ước với một số quốc gia khác. Thay vì chiếm bán đảo Triều Tiên, Nhật quyết định đồng cai trị Philippines với Mỹ, Ấn Độ với Anh và ba nước Đông Dương với Pháp. Tóm lại, để không bị cai trị, Nhật Bản đã quyết định trở thành kẻ cai trị.
Điều này có đúng đắn không? Tôi không nghĩ vậy.
Quay trở lại với trận Trân Châu Cảng, rất nhiều người vẫn tranh cãi liệu Nhật Bản có thực sự hèn nhát đến mức phải tấn công bất ngờ quân đội Mỹ. Nhiều lời đồn cho rằng phía Nhật đã gửi lời tuyên chiến nhưng không đến được phía Hoa Kỳ.
Đây không phải là lời đồn mà đã được chính những nghiên cứu đến từ Hoa Kỳ xác thực. Tổng thống Hoa Kỳ thời đó, ông Roosevelt vì muốn hạ bệ nước Nhật khi ấy đang trên đà phát triển về quân sự đã cố tình phớt lờ tuyên bố chiến tranh từ Nhật để tạo dựng nên hình ảnh “Nhật Bản – một quốc gia hèn nhát” trong lòng công dân Mỹ.
Dưới đây hãy điểm qua một số thiệt hại mà quân đội Mỹ đã phải nhận lấy sau trận Trân Châu Cảng.
Đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương.
Ngoài thông tin trên, gần đây còn có nghiên cứu cho thấy Stalin khi ấy cũng đóng vai trò kích động chiến tranh Mỹ-Nhật vì không muốn hai nước này bắt tay với nhau.
Sau chiến tranh, phiên toà xét xử đã diễn ra ở Nhật Bản. Phiên toà có tên phiên toà Tokyo trong phạm vi quân đội.
Ảnh https://ameblo.jp/geek818ab/entry-12256810016.html
Kết quả phiên toà tuyên bố đây là hành vi phát động chiến tranh xâm lược, lỗi thuộc về phía Nhật Bản. Rất nhiều quan chức quân đội và chính phủ Nhật Bản đã bị xử tử hoặc trừng phạt nghiêm khắc.
Chiến tranh xảy ra vốn là điều không nên, bởi lẽ không phải những kẻ cầm đầu mà chính những người dân vô tội mới là người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Điều này có lẽ người dân Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết. Những tổn thương chiến tranh, dù có xin lỗi đền bù bao nhiêu lần đi chăng nữa cũng không thể được xoá bỏ.
Thế nhưng liệu Trân Châu Cảng có thực sự là động thái xâm lược của nước Nhật, liệu Nhật Bản có thực sự hèn nhát như những phán xét đã đưa ra trước kia? Chính người Mỹ của thế hệ ngày nay đã chứng minh đó là một phán xét lệch sự thật.
Những câu chuyện buồn không nên tiếp diễn thêm một lần nào nữa. Gợi lại chuyện cũ không phải vì muốn nhắc lại nỗi đau năm xưa, mà để chúng ta cùng nhìn nhận, cùng đàm phán để không lặp lại bất kỳ sai lầm nào tương tự.
Kengo Abe
[Nên học hỏi] Bài học tiết kiệm rút ra từ hậu quả chiến tranh của người Nhật
Tiếng khóc vọng ra từ con tàu nghiên cứu khoa học của người Mỹ trên đất Nhật sau chiến tranh
Chuyện về 1 phụ nữ, 32 người đàn ông trên đảo, nỗi buồn chiến tranh và bài học cuộc sống