Không chỉ Kanji, có nhiều thứ ở Nhật xuất phát từ Trung Quốc hơn bạn tưởng

Nhắc đến Nhật Bản, bạn nghĩ ngay đến điều gì nhỉ. Hoa Anh Đào, Sushi, Ramen,… Quả nhiên đây là những hình ảnh rất đặc trưng của nước Nhật và được người Nhật tự hào mỗi lần nhắc đến.

Thế nhưng điều đó không có nghĩa chúng phải bắt nguồn từ Nhật Bản.

Đây là vấn đề được đặt ra trên trang Web hỏi đáp trực tuyến Quora.

Bạn đã lầm tưởng bao nhiêu thứ bắt nguồn từ Nhật Bản, nhưng hoá ra lại xuất phát từ một nền văn minh rộng lớn hơn, Trung Quốc.

Ảnh SoraNews24

1. Ô giấy

Khi bạn đến Nhật Bản, bạn có thể thấy mọi người mặc Kimono và cầm những chiếc ô tre tán tròn. Đây là một sản phẩm xuất phát từ Trung Quốc, có từ năm 210 trước Công nguyên (thời nhà Tần).

2. Kimono

Kimono là trang phục truyền thống của Nhật Bản mà đúng không? Đúng vậy, không ai chối cãi điều này. Nhưng nếu xét về nguồn gốc, trang phục này lấy cảm hứng từ Hanfu, phục trang thời phong kiến của Trung Quốc.

3. Kiến trúc

Nhật Bản nổi tiếng với kiến trúc Đền Chùa độc đáo. Thế nhưng nhiều người không biết rằng, nền kiến trúc này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi kiến trúc thời nhà Đường.

4. Hoa Anh Đào

Ảnh Not a nomad blog

Được gọi là xứ sở Hoa Anh Đào thế nhưng loài hoa này cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy vậy, giống hoa Anh Đào ở Nhật đã được người Nhật cải tạo lại vì vậy sẽ khác với hoa Anh Đào ở Trung Quốc.

5. Sashimi

Những lát thịt và cá sống làm nên nét đặc sắc ẩm thực Nhật Bản này vốn xuất phát từ giới quý tộc Trung Quốc vào năm 600 trước Công nguyên. Sashimi được đưa sang phổ biến ở Nhật vào thời nhà Tần.

6. Wagashi

Bao gồm cả Mochi và Yokan, tất cả đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Tất nhiên sau đó đã được người Nhật cải tiến lại.

7. Yêu quái

Sự thật ngạc nhiên rằng khoảng 70% truyền thuyết về yêu quái Nhật Bản xuất phát từ Trung Quốc.

Không chỉ những điều kể trên, một người dùng trên Quora đưa ra ý kiến rằng ngoại trừ Sumo, Haiku và Onsen là thuần Nhật, còn lại đều mượn ý tưởng và phát triển lên từ những thứ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Nhưng nói qua cũng phải nói lại, có rất nhiều món ăn xuất xứ từ Nhật nhưng lại được nghĩ là của Trung Quốc. Ví dụ như Ebi Chili (sốt tôm), 焼き餃子 (Sủi cảo chiên), tôm mayonnaise, Tenshindon (ốp lết cua),…

Như vậy có phải là đạo nhái ý tưởng không nhỉ?

Ảnh Chinese and japanese culture comparison

Thực tế Trung Quốc là nền văn minh lớn và gây ảnh hưởng lên toàn bộ các nền văn hoá châu Á khác. Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Người Nhật rất thích cải tiến và sáng tạo, họ chọn một chất liệu có sẵn và biến hoá nó thành của họ mà không từ chối nguồn gốc ban đầu của ý tưởng.

Nhân tiện, phải chia sẻ rằng dù Ramen có xuất xứ từ Trung Quốc, thế nhưng ai cũng phải công nhận sự phổ biến và tầm ảnh hưởng của Ramen Nhật Bản. Trong 3 điều mà một du khách Trung Quốc muốn làm ở Nhật Bản có mục “đi ăn Ramen”. Trong quá trình phát triển, sự ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Cũng giống như một nhạc sĩ tài ba cũng sẽ ít nhiều bị tác động bởi thần tượng của mình là một nhạc sĩ thời trước.

Đó cũng chính là lý do mà dù cùng bị ảnh hưởng bởi nền văn minh Trung Hoa, văn hoá Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Việt Nam vẫn có những nét đặc trưng riêng mà người dân nước đó tự hào khoe với thế giới.

Tham khảo QUORA

Sacchan

Cuối cùng thì Hàng xóm của tôi là Totoro đã được công chiếu tại Trung Quốc sau 30 năm và phản ứng của khán giả

Trung Quốc cấm nhập khẩu bò Nhật, nhưng tại sao một số nhà hàng Trung Quốc vẫn phục vụ Wagyu?

Nhật Bản “tố” Trung Quốc liên tục tấn công mạng, kêu gọi Mỹ trợ giúp

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: