Sốc như người Nhật – Biến nghĩa trang thành điểm vui chơi giải trí để khuyến khích con cháu đi thăm mộ
Nghĩa trang ở Nhật và Việt Nam có rất nhiều điểm khác nhau. Nghĩa trang ở Nhật không sắp xếp theo phần mộ cá nhân mà theo gia tộc.
Từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ,… đều chung một phần mộ. Do đó việc chăm sóc mộ phần gia tộc là do con cháu đảm nhiệm. Thế nhưng, vì giá đất ở Nhật rất cao, do đó con cháu không thể đặt mộ phần ông bà tổ tiên ở cạnh nơi mình sống được. Ví dụ phần mộ gia đình tôi cách nơi tôi ở 40 phút lái xe, đó được xem là khoảng cách khá gần ở Nhật.
Khu mộ ở xa, thêm vào đó là cuộc sống bận rộn, việc đi viếng mộ với người Nhật rất vất vả. Dù bạn có thể gửi gắm việc trông coi phần mộ gia tộc cho các hoà thượng ở Chùa, tuy nhiên với tư cách là con cháu trong nhà, rất nhiều người vẫn cảm thấy áy náy về việc này.
Vì thế người Nhật đã dùng khả năng sáng tạo “thần sầu” của mình để biến gánh nặng đi viếng mộ thành niềm vui. Từ đó những khu mộ gần biển nhanh chóng được hình thành.
Hình thức nghĩa trang mới này được gọi là リゾート葬 (Resort-sou) – khu mộ nghỉ dưỡng, hiện đang lan rộng khắp nước Nhật.
Ảnh https://www.e-ohaka.com/detail/id1196392132-877400.html
Địa điểm đặt mộ là một bãi biển cá nhân, chỉ có người trong Chùa mới được phép sử dụng. Sau khi đi viếng mộ người thân, bạn có thể xuống tắm biển, hoặc tổ chức tiệc BBQ ở đó. Ngoài ra, cũng có một số nghĩa trang cung cấp dịch vụ Onsen (suối nước nóng).
Thông thường khi đi viếng mộ, người ta ở trong trạng thái nghiêm trang để thể hiện sự thành kính với người đã khuất. Tuy nhiên khi thời gian qua đi, thế hệ sau dễ dàng bị dòng cuốn cuộc đời đẩy đi xa dẫn đến tình trạng càng ngày càng có ít người đến thăm viếng phần mộ gia đình và đẩy tất cả cho Chùa.
Do vậy, Nhật Bản nảy ra ý tưởng kết hợp nghĩa trang với địa điểm vui chơi giải trí để giảm bớt gánh nặng và áp lực cho con người thời hiện đại.
Bạn nghĩ sao về ý tưởng này?
Kengo Abe
Đất chật người đông, dân Tokyo đổ về nghĩa trang đẹp như tranh vẽ xây mộ
Nghĩa trang công nghệ cao – hình thức mai táng mới trong cuộc sống hối hả của người Nhật
Người nước ngoài thích chữ Kanji, xăm luôn khi không rõ nghĩa, vậy sao bạn lại né Kanji như né tà?