Ác mộng Karoshi vẫn còn đó, nhưng Người Nhật nào đã là dân tộc dành nhiều thời gian làm việc nhất thế giới?
*Karoshi là cụm từ để chỉ hiện tượng làm việc quá sức dẫn đến đột quỵ hay tự tử…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Karoshi như: áp lực công việc, khối lượng công việc, thời gian làm việc và môi trường công sở…
Ảnh: Qual é a diferença entre “isso” – WordPress.com
Theo công bố của Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế OECD năm 2017, về xếp hạng “Giờ làm việc thực tế của các quốc gia trong tổ chức”. Bất ngờ thay, Nhật Bản xếp thứ 22 trong số 38 quốc gia được công bố.
38. Đức 1356 giờ
37. Đan Mạch 1408 giờ
36. Na Uy 1419 giờ
35. Hà Lan 1433 giờ
34. Pháp 1514 giờ
33. Luxembourg 1518 giờ
32. Bỉ 1546 giờ
31. Thuỵ Sĩ 1570 giờ
30. Thuỵ Điển 1609 giờ
29. Austria 1613 giờ
28. Phần Lan 1628 giờ
27. Slovenia 1655 giờ
26. Úc 1676 giờ
25. Anh 1681 giờ
24. Tây Ban Nha 1687 giờ
23. Canada 1695 giờ
22. Nhật 1710 giờ
21. Slovakia 1713 giờ
20. Italia 1723 giờ
19. Ireland 1738 giờ
18. Hungary 1740 giờ
17. New Zealand 1753 giờ
16. Cộng Hoà Séc 1776 giờ
15. Mỹ 1780 giờ
14. Thổ Nhĩ Kỳ 1832 giờ
13. Litva 1844 giờ
12. Estonia 1858 giờ
11. Iceland 1858 giờ
10. Bồ Đào Nha 1863 giờ
9. Latvia 1875 giờ
8. Isarel 1885 giờ
7. Ba Lan 1895 giờ
6. Chile 1954 giờ
5. Nga 1980 giờ
4. Hy Lạp 2018 giờ
3. Hàn Quốc 2024 giờ
2. Costa Rica 2179 giờ
1. Mexico 2257 giờ
Bất ngờ hơn một quốc gia láng giềng của Nhật Bản, Hàn Quốc trơ trọi ở vị trí… thứ 3 giữa nhiều nước Âu Mỹ.
Ấn tượng của thế giới về môi trường làm việc ở Nhật Bản, đó là thường xuyên tăng ca, áp lực nặng nề, không có thời gian cho gia đình, bản thân mà suốt ngày “cắm mặt” ở văn phòng…
Tuy nhiên, theo số liệu cho thấy thời gian lao động trung bình của một người Nhật chỉ đạt 1710 giờ/năm (thấp hơn mức trung bình của các nước trong cùng tổ chức OECD). Thậm chí giảm đi so với năm 2016 là 1729 giờ/năm (đứng thứ 21)
Trong khi đứng nhất là Mexico với 2257 giờ/năm (năm 2016 là 2228 giờ/năm)
Ngoài ra, có thể thấy các nước thuộc Liên Minh EU đều xếp ở vị trí áp chót, nghĩa là thời gian làm việc không nhiều. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ như tình trạng của Hy Lạp hay Latvia…
So sánh với các số liệu được cung cấp bởi OECD trong quá khứ, có thể thấy số giờ làm việc của người Nhật đã giảm đi khá nhiều. Từ mức trên 2200 giờ/năm (năm 1970) đến nay chỉ còn 1710 giờ/năm (năm 2017).
Theo Luận văn của Kuroda Sachiko (Viện nghiên cứu xã hội đại học Tokyo)
Đây có thể xem là kết quả khả quan do nhiều chính sách giảm thiểu giờ làm của chính phủ Nhật, nhằm “bắt” nhân viên nghỉ ngơi. Cũng như mạnh tay “triệt phá” những công ty đen (ブラック企業) bóc lột giờ làm của nhân viên bằng đồng lương rẻ mạt.
Ngoài ra, Nhật Bản được xem là quốc gia có nhiều ngày nghỉ lễ. Đây có thể là động lực lớn giúp người Nhật rời bàn làm việc để tận hưởng thời gian cùng gia đình. Về điểm này thì tôi khá ghen tị bởi Việt Nam chưa có nhiều ngày nghỉ lễ.
Tuy nhiên, cũng cảm thấy may mắn rằng, làm việc ở Việt Nam hầu như ít khi tăng ca và thường có thể ra về đúng giờ. Có lẽ vì vậy mà dù không được hưởng nhiều kỳ lễ nhưng mức độ “Happy” của người dân Việt Nam vẫn gấp nhiều lần so với Nhật Bản.
Số liệu: https://www.globalnote.jp/post-14269.html
Chee
Không hề vui vẻ khi được nghỉ liên tục 10 ngày, người Nhật đang “tuyệt vọng”vì tuần lễ Vàng 2019
8 dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang dần “biến mất”khỏi thế giới
Tại sao vấn nạn tự sát ở Nhật Bản được xem là “văn hóa lâu đời”