Núi Phú Sĩ ai chả biết, nhưng chắc chắn bạn không biết núi Phú Sĩ thuộc sở hữu của ai

Núi Phú Sĩ là một biểu tượng của đất nước Nhật Bản.

Không riêng gì người Nhật tự hào vì vẻ đẹp của núi Phú Sĩ mà rất nhiều người nước ngoài cũng phải thảng thốt vì dáng núi thanh thoát đầy tính nghệ thuật.

Thông thường, một ngọn núi sẽ thuộc sở hữu của cá nhân, tỉnh hoặc quốc gia. Núi Phú Sĩ trải dài từ tỉnh Yamanashi đến Shizuoka, vậy ngọn núi là tài sản của địa phương nào?

Đây là câu chuyện bất ngờ mà ngay cả người Nhật cũng không biết !

Đầu tiên, mời các bạn xem qua bản đồ trung tâm núi Phú Sĩ.

Ảnh https://twitter.com/kendou774/status/1080036336956919808

Hướng lên trên của bản đồ là tỉnh Yamanashi, hướng phía dưới là Shizuoka. Đường màu đỏ thể hiện những điểm mà phần giáp ranh giữa hai tỉnh đã được xoá đi. Vì có núi Phú Sĩ kẹp giữa, biên giới giữa hai địa phương này rất mơ hồ. Chính vì vậy phần lớn diện tích núi Phú Sĩ rơi vào vùng không thuộc sở hữu của bên nào.

Trên đỉnh của núi Phú Sĩ có một bưu điện, vì lợi ích chung, Chính phủ quy ước bưu điện này thuộc Shizuoka. Tuy nhiên xét về phương diện địa lý, rõ ràng vị trí này không thể xác định rõ là sở hữu của địa phương nào.

Vậy sao không nghĩ đơn giản, núi Phú Sĩ là của Nhật Bản?

Nhận định này cũng sai nốt. Sự thật bất ngờ là đây.

Ảnh http://www.at-s.com/facilities/article/view/temple/137776.html

Trên đỉnh núi Phú Sĩ có một ngôi Đền là Asama Taisha. Phần lớn ngọn núi này bao gồm cả phần đỉnh thuộc sở hữu của Đền Asama Taisha.

Cũng từ đây mà rất nhiều vụ tranh cãi rắc rối nổ ra.

Từ thời xa xưa, ngôi Đền này đã được xây dựng trên đỉnh núi Phú Sĩ và biến cả ngọn núi trở thành một biểu tượng tín ngưỡng. Tuy nhiên do thay đổi Chính phủ, vào năm 1871, núi Phú Sĩ trở thành tài sản quốc gia. Không riêng gì núi Phú Sĩ, đây cũng là tình trạng chung của tất cả những ngôi Đền trên khắp nước Nhật.

Sau lần thay đổi Chính phủ tiếp theo hậu chiến tranh thế giới thứ 2, Chính phủ mới nhận định Đền chùa là sở hữu của tôn giáo và trả quyền sở hữu lại như trước, duy chỉ riêng núi Phú Sĩ vẫn thuộc sở hữu của quốc gia. Lý lẽ được đưa ra là vì núi Phú Sĩ là biểu tượng của nước Nhật, mặc nhiên thuộc sở hữu của dân Nhật.

Mãi thật lâu về sau, vào năm 2004, Chính phủ mới quyết định trả quyền sở hữu ngọn núi Phú Sĩ lại cho Đền Asama Taisha.

Trên núi Phú Sĩ còn có một con đường leo núi và một trạm khí tượng thuộc sở hữu Chính phủ. Phần còn lại khoảng 12,705,000 ㎡ thuộc về Đền Asama Taisha.

Hiện nay, người dân hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka vẫn đang tranh cãi xem địa phương nào sở hữu núi Phú Sĩ, thế nhưng ngày từ đầu, ngọn núi đã chẳng phải của riêng bên nào.

Tuy núi Phú Sĩ là hình ảnh đặc trưng của Nhật Bản nhưng thực tế ngọn núi này thuộc về những người ở bên trong ngôi Đền trên đỉnh núi và là một biểu tượng của tín ngưỡng.

Bạn chưa biết điều này đúng không? Ngay cả người Nhật cũng còn rất mơ hồ về thông tin này đấy.

Kengo Abe

Thêm vào chuỗi thiên tai ập xuống Nhật Bản, liệu núi Phú Sĩ có phun trào?

Có gì ở bên dưới ngọn núi Phú Sĩ?

Đã có cách vi diệu giúp lên đỉnh núi Phú Sĩ mà không cần chống gậy đi bộ

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: