Đôi dòng chúc thư của người lính đội quân cảm tử Kamikaze trước ngày ra trận
Trong Thế Chiến thứ 2, liên tục xảy ra những trận chiến vô cùng khốc liệt giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Sau những tổn thất nặng nề về mặt không quân, Nhật Bản mất đi những phi công giỏi, giàu kinh nghiệm, thêm vào đó, kinh tế dành cho chiến tranh ngày một kiệt quệ. Mặt khác, chính phủ Nhật lại không muốn đầu hàng.
Trước tình thế đó, những ” vị thần gió” đã ra đời dưới cái tên Kamikaze.
Ảnh: https://ja.wikipedia.org/wiki/神風特別攻撃隊
Đúng như tên gọi, cách đánh của họ vô cùng đặc biệt. Từ độ cao 6000m, những phi công thuộc đội quân cảm tử đâm trực diện vào các tàu chiến của địch khiến chúng phát nổ. Quân Mỹ lúc bấy giờ không thể lý giải hành động đó của quân đội Nhật và cho rằng vì bị dồn ép mà họ đã hoá điên.
Tổng thiệt hại nặng nề mà Kamikaze đã gây ra cho quân đội Mỹ là đánh hỏng 359 chiến hạm. Tổng số phi công thuộc biệt đội này là 2550 người, nhưng vì có một số máy bay không thể xuất kích nên số lượng phi công ngã xuống là 2531 người.
Vậy tại sao họ là có thể làm được điều đó trong khi tương lai đã định rằng, bản thân không thể trở về, không thể gặp lại người thân?
Một trong những nghi thức tiễn đưa dành riêng cho người lính thuộc đội quân Thần Phong đó là, vào buổi chiều trước ngày xuất phát, người chỉ huy trưởng căn cứ thông báo cho họ biết lệnh xuất phát vào ngày hôm sau và họ còn một đêm để viết một bức thư cuối cùng cho người thân trước khi ra đi mãi mãi vào hôm sau.
Rất nhiều những lời nhắn nhủ cuối cùng đó khiến bất kỳ ai đọc được đều vô cùng xúc động.
Chúc thư từ anh Ogawa Kiyoshi:
Gửi cha mẹ,
Con sắp lên đường thực thi nhiệm vụ vĩ đại cuối cùng.
Nghĩ lại thì con đã trải qua khoảng thời gian hơn 20 năm,
thời mà còn bồng bột, ung dung ấy.
Ngày mai con cũng sẽ ra đi trong tâm thế đó.
Không nghĩ ngợi về sự sống và cái chết.
Bởi con người luôn phải chết một lần.
Nên con cũng sẽ ra đi và mang theo niềm vinh quang.
Cha mẹ hãy vì con mà vui lên.
Đặc biệt là mẹ, xin mẹ chú ý giữ gìn sức khoẻ.
Con ở đền Yasukuni lúc nào cũng cầu chúc cho cha mẹ và những người xung quanh khoẻ mạnh.
Kiyoshi sẽ lên đường với nụ cười, không chỉ ngày mai mà còn vĩnh viễn.
Ogawa Kiyoshi
Anh Tomizawa Yukimitsu (23 tuổi)
Gửi cha mẹ,
Dù con biết rằng mình sẽ tử trận nhưng con nhất định sẽ không khóc.
Con sẽ đợi ở đền Yasukuni. Khi nào “đến lúc”, cha mẹ cũng hãy đến thăm con nhé.
Kẻ địch đã ở ngay phía trước, nếu con không làm gì, cha mẹ sẽ chết, cả nước Nhật cũng thế.
Bởi vậy con sẽ không thua bất kỳ ai, chắc chắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
Anh Ishimmura Masatoshi
Gửi cha mẹ, cảm ơn công sinh thành dưỡng dục cho đến ngày hôm nay.
Chưa kịp báo ân lại ra đi trước, con rất lấy làm tiếc.
Thế nhưng đổi lại Masatoshi nhất định sẽ hoàn thành nhiệm vụ, vì thế cha mẹ hãy yên lòng.
Con rất hạnh phúc vì bản thân được giao trọng trách này.
Anh Shigeki Saburo (19 tuổi)
Mẹ ơi, lúc nào cũng hãy cho con thấy nụ cười của mẹ.
Nhưng con không muốn để lại xác của mình.
Bởi 10 năm, 20 năm nữa, khi mẹ nhìn vào, nó sẽ làm mẹ khóc
Sau những dòng trên, ai cũng hiểu rằng, chẳng phải vì điên rồ mà người Nhật hy sinh tính mạng tự tìm cái chết.
Trước Thần Chết họ cũng lo sợ như bất kỳ ai. Thế nhưng vì bảo vệ tổ quốc và gia đình họ quyết tâm bước lên đầu chiến tuyến. Khoảnh khắc lao vào chiến hạm của kẻ địch, họ đã gọi tên ai, hay suy nghĩ những gì, chẳng ai biết được.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chẳng những không thể trở về, mà xác của họ cũng không còn nguyên vẹn. Thậm chí một mảnh xương cũng không còn.
Có một gia đình nọ vì đau buồn khi đứa con ra đi khi còn quá trẻ. Họ đã để một con búp bê bên cạnh phần mộ con mình.
Ảnh: http://kukkuri.jpn.org/boyakikukkuri2/log/eid800.html
Họ gọi đây là Vợ búp bê.
Bởi họ muốn con mình ở thế giới bên kia cũng có một người vợ chăm sóc, bầu bạn.
Hiện nay, lịch sử về Kamikaze và những gì còn sót lại vẫn được lưu giữ tại bảo tàng thuộc Đền Yasukuni, Tokyo.
Ảnh: https://matome.naver.jp/odai/2137654301704582001
Lướt qua những chúc thư cuối cùng của người lính khiến những ai đến đây đều không khỏi xúc động.
Khoan bàn đến tội ác hay công lý trong chiến tranh, chỉ biết rằng đội quân anh hùng ấy đã ngã xuống vì lý tưởng và những điều tốt đẹp nhất của đời họ.
Kengo Abe
[Nên học hỏi] Bài học tiết kiệm rút ra từ hậu quả chiến tranh của người Nhật
Chính phủ Nhật Bản trao huân chương cho người Mỹ thảm sát chính dân tộc mình?