Sừng sững vững vàng trên mảnh đất thiên tai – Bí quyết đằng sau công trình gỗ cổ nhất thế giới
Ngự tại Nara có một ngôi Chùa gọi là Horyu-ji. Công trình này được xây dựng 1300 năm về trước, được xem như công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất trên thế giới.
Ảnh Pinterest
Bí quyết gì đằng sau việc những ngôi Đền Chùa cổ có thể vững vàng trên mảnh đất thiên tai Nhật Bản? Hãy cùng tìm hiểu vào kỹ thuật xây dựng đỉnh cao của người Nhật.
Từ xa xưa, người Nhật áp dụng kỹ thuật xây dựng không dùng đinh. Về bản chất, đinh là sắt, có thể bị gỉ và bào mòn. Đó là nguyên nhân các công trình thường xuống cấp và dễ sập qua thời gian. Các kỹ sư Nhật Bản tính đến việc chỉ sử dụng gỗ khô để xây dựng, thế nhưng một công trình kiến trúc bình thường không thể được hoàn thiện nếu không có đinh.
Chắc chắn rằng những công trình lớn như nhà cửa hay Đền Chùa không thể được xây chỉ bằng một cái cây, nhưng ghép nhiều cây lại với nhau lại có thể. Và tất nhiên đinh là vật liệu cần thiết để nối các mảnh gỗ lại với nhau. Tuy vậy, có một kỹ thuật cho phép xây dựng công trình mà không cần dùng đinh.
Đây là kỹ thuật được người Nhật phát hiện ra cách đây 1000 năm. Có thể ghép hai thanh gỗ với nhau mà không cần dùng vật liệu thứ 3, giống hệt như trò giải đố vậy.
Tên gọi của kỹ thuật này là 木組み (Kigumi).
Sử dụng kỹ thuật Kigumi trong xây dựng hạn chế được sự xuống cấp công trình do mài mòn sắt thép, tuy vậy cần rất nhiều sự tỉ mỉ và mất thời gian, do đó người Nhật chỉ dùng khi xây dựng các công trình quan trọng như Chùa hay Đền Thần đạo.
Thông thường những công trình bằng gỗ cần được trùng tu sau 150 tới 200 năm. Thế nhưng với những công trình sử dụng kỹ thuật Kigumi, việc trùng tu sẽ nhanh chóng hơn nhiều. Bên cạnh đó, vì không đục gỗ đóng đinh, nguyên liệu chính sẽ không bị tổn hại.
Ảnh プラント地震防災アソシエイツ
Bên cạnh đó, gỗ là một nguyên liệu rất linh hoạt. Các công trình xây dựng bằng sắt thép hay bê tông không thể chịu được chấn động từ động đất. Thế nhưng khi kết cấu linh hoạt của gỗ cho phép chúng đững vững trước những rung lắc do thiên nhiên gây ra.
Đúng là cái khó ló cái khôn, chính bởi bị kìm hãm bởi thiên tai mà người Nhật mới có thể phát triển những kỹ thuật tuyệt vời khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Kengo Abe
Bê bối ở Nhật Bản: Các công trình tại Olympic 2020 bị chỉnh sửa thông số an toàn chống động đất
10 công trình kiến trúc độc lạ thể hiện óc sáng tạo vô bờ bến của người Nhật