Cầm tiền lên đối chiếu ngay – những Fact thú vị liên quan đến Yên Nhật (phần 1)

Sống ở Nhật, việc sử dụng tiền Yên vào các hoạt động trao đổi mua sắm có lẽ đã quá quen thuộc với các du học sinh, thực tập sinh, lao động và người định cư ở Nhật. Tuy nhiên, ngoài thực hiện chức năng thuơng mại, tiền Yên cũng có rất nhiều “fact” thú vị mà không phải ai cũng biết đâu nhé.

Trong phần 1 này chúng ta sẽ đi tìm hiểu những sự thật thú vị về những tờ tiền giấy.

Fact 1 (F#1)

Theo Ngân hàng Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của tờ 10,000 Yên khoảng 4-5 năm, tờ 5000 yên và tờ 1000 yên được sử dụng nhiều hơn, dẫn đến hao mòn nhanh hơn, làm giảm tuổi thọ của chúng chỉ còn 1-2 năm.

Những tờ tiền cũ được đưa trở lại ngân hàng sau khi được các tổ chức tài chính kiểm tra mức độ hao mòn trước khi quyết định tái chế. Các tờ tiền “quá đát” sẽ bị băm nhỏ, sau đó chế biến làm đồ dùng gia đình, nhiên liệu dạng rắn, giấy vệ sinh, dụng cụ văn phòng hoặc đốt làm chất thải thông thường.

F#2

Người khiếm thị có thể nhận biết tiền giấy bằng ký hiệu đặc biệt.

Khi sản xuất tiền giấy, ngân hàng đã đánh dấu ký hiệu khác nhau trên từng tờ tiền. Bằng cách thêm mực, làm dày tại một số điểm nhằm giúp người khiếm thị chỉ cần sờ cũng có thể phân biệt được các tờ tiền với nhau.

Những khu vực được in dày hơn nằm ở góc dưới bên trái và bên phải của mặt trước. Tiền mệnh giá 10.000 yên được phân biệt bằng ký hiệu dạng móc, tờ 5.000 yên là hình bát giác, tờ 1.000 yên là một đường ngang và tờ 2.000 yên là ký hiệu số 2 trong bảng chữ nổi.

Ngoài ra trên tờ 10,000 yên và 5000 yên có một biểu đồ ở góc trái bên dưới mặt trước, sờ vào sẽ thấy mịn hơn các phần còn lại. Với tờ 5000 yên ra đời sau tháng 5 năm 2014, lớp hình ô van trong suốt trên biểu đồ được thay bằng lớp hình vuông, kích thước tăng gấp 1,7 lần. Điều này giúp người khiếm thị dễ dàng phân biệt tờ 10,000 yên và tờ 5000 yên.

Vậy làm sao phân biệt được tờ 2000 yên và 1000 yên khi cả hai đều không có hình ba chiều. Ngoài ký hiệu được in dày ở phần trước, vì tờ 2000 yên rất ít được lưu hành, do đó nếu không sờ thấy hình 3 chiều, khả năng cao đó là tờ 1000 yên.

F#3

Tiền giấy rách có đổi được không? Mức độ hư hại ra sao thì được đổi?

Nếu giữ trên tay tờ tiền bị mờ hoặc rách, bạn có thể đem đi đổi ở Ngân hàng quốc gia nằm tại Nihonbashi, Tokyo, hoặc hơn 32 chi nhánh khác nhau trên toàn quốc (việc đổi tiền cũng có thể được thực hiện tại các tổ chức tài chính thương mại).

Dưới đây là một số quy định về mức độ hư hại của tờ tiền đem đi đổi

● Hư hại từ 1/3 trở xuống: đổi nguyên giá

● Hư hại từ trên 1/3 đến dưới 3/5: đổi nửa giá

● Hư hại từ 3/5 trở lên: không được đổi

F#4

Sự biến mất của tờ 2000 yên.

Tờ 2000 yên được phát hành tại hội nghị thượng đỉnh ở Okinawa vào năm 2000. Tuy vậy, gần như không có tờ nào được lưu hành vì không thể dùng trong máy bán hàng tự động. Sau đó việc sản xuất bị dừng lại, và đến nay rất khó để thấy được tờ 2000 yên, nếu có chủ yếu là ở Okinawa.

F#5

Tờ 10,000 yên có 2 loại.

Có thể nhiều người không biết, tờ 10,000 yên có 2 thiết kế. Loại có in hình Phượng Hoàng ở mặt sau là loại được sử dụng phổ biến, phát hành vào năm 2004. Còn một loại nữa in hình 2 con chim Trĩ, tờ này ra đời vào năm 1984 và không có biểu đồ đặc biệt cho người khiếm thị đề cập ở trên. Tờ này hiện tại rất hiếm, nhưng vẫn có giá trị sử dụng.

(còn tiếp)

Tham khảo Livejapan

Sacchan

Ở Nhật cũng có tiền Yên giả

Không dám đi Bar vì hết tiền, thôi thì vào Konbini ở Nhật quẫy tạm

Tắm tiên giữa lòng thành phố- Đã bao giờ bạn nghĩ đến?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: