Phân tích người Nhật, khi ai đó nói “Nếu đi được thì sẽ đi” – Như vậy là đi hay không đi?

Người Nhật không thể nói rõ ràng giữa Có và Không. Rất nhiều trường hợp người nước ngoài bối rối trước phản ứng của người Nhật, không rõ họ đang đồng ý hay từ chối.

Không phải người Nhật cố tỏ ra nguy hiểm đâu mà là nền văn hoá từ lâu đời đã khiến hầu như người Nhật nào cũng rất khó từ chối thẳng thừng điều gì đó. Đối phương nếu có thể hoà nhập tốt với nền văn hoá này sẽ tự hiểu được tâm ý của người Nhật.

Ảnh https://buzzmag.jp/archives/88105

Tuần trước khi mời một người bạn đến nhà ăn tối thì nhận được câu trả lời như thế này.

“Hay quá, nếu đi được sẽ đi”

Bạn nghĩ rằng người bạn này sẽ đi hay không? Với câu trả lời này, có 2 tình huống có thể xảy ra.

  1. Người này vẫn chưa sắp xếp được kế hoạch của mình nên vẫn còn đang chờ điều chỉnh lịch.
  2. Người này không muốn đi, nhưng không muốn từ chối thẳng.

Với câu hỏi này, một khảo sát đã được thực hiện trên những người ở vùng Kanto và vùng Kansai, cho ra kết quả khá thú vị.

Ở vùng Kansai, 90% người chọn tình huống 2, chỉ 10% chọn tình huống 1. Tuy nhiên ở vùng Kanto, đến 80% chọn tình huống 1 và 20% chọn tình huống 2.

Như vậy dù rằng người Nhật nào cũng nói chuyện mơ hồ, nhưng tuỳ từng vùng mà ý nghĩa câu nói sẽ thay đổi. Chính người Nhật cũng không hiểu nổi người Nhật, làm sao người nước ngoài hiểu cho được !

Biết rằng việc không từ chối rõ ràng có thể giữ được mối hoà hảo hai bên, nhưng thiết nghĩ nếu quá mơ hồ sẽ có thể gây bối rối, thậm chí tệ hơn là hiểu nhầm cho người nghe, vậy chẳng phải phản tác dụng rồi sao !

Kengo Abe

Nhiệt tình, lạnh lùng, chối bỏ tổ quốc, đâu là suy nghĩ của người nước ngoài khi nói về tính cách người Nhật?

Tính cách người Nhật ở mỗi vùng miền?

Ngẫm tính cách người Nhật thông qua những tấm biển báo

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: