Tàu siêu tốc Shinkansen – Niềm hy vọng của toàn dân Nhật sau chiến tranh thế giới thứ 2
Bạn đã tận mắt thấy tàu siêu tốc, hay còn gọi là Shinkansen bao giờ chưa?
Ảnh: https://toyokeizai.net/articles/-/245764
Shinkansen hoạt động vào năm 1964 đến nay vẫn được xem như hệ thống vận tải công cộng tốt nhất thế giới và là niềm tự hào của đất nước Mặt trời mọc.
Nhưng bản có biết, sự ra đời của Shinkansen bắt nguồn từ 2 biến cố lớn.
Đó là chiến tranh và sự chiếm đóng của ngoại bang.
Vượt qua cả 2 điều trên, Shinkansen đã ra đời và mang ý nghĩa thật sự rằng:”Chiến tranh đã kết thúc”.
Ảnh: wikipedia
Chiều rộng của đường ray
Trên thế giới có 2 loại đường ray. Loại thứ 1 là Standard gauge (Tuyến khổ rộng) bề ngang 1435mm và Narrow gauge (Tuyến khổ hẹp) ngang 1067mm.
Nước Anh, nơi khai sinh ra ngành đường sắt hiện sử dụng loại ray Standard gauge. Thế nhưng, tại những nước thuộc địa của Anh trước kia lại được lắp đặt đường ray kiểu Narrow gauge. Nguyên nhân do đâu?
Thứ nhất phải kể đến chi phí thi công, kiểu Standard gauge tốn nhiều tiền của, cộng với đó, kiểu Narrow gauge lại không thể chạy nhanh và tải nặng được.
Loại ray phổ biến của Nhật Bản cũng là Narrow gauge.
Lý do là vì địa hình nước Nhật nhiều đồi núi. Nhìn chung những tuyến hẹp ấy tuy đã cũ nhưng lại không thể sửa lại cho phù hợp với tốc độ cao. Vì vậy Nhật Bản đã chuyển đổi một số ray thành đường sắt khổ rộng để thưc hiện khát vọng tốc độ cùng Shinkansen. Dưới đây là hình ảnh đường ray chuyên dụng dành riêng cho Shinkansen.
Ảnh: https://chuplus.jp
“Những tuyến đường sắt cao tốc này chạy song song với hệ thống đường sắt cũ nhưng biệt lập, không trùng nhau ở đoạn nào cả. Đây cũng là một đặc điểm nổi bật của Shinkansen khác biệt so với các hệ thống đường sắt cao tốc của Pháp (TGV) và Đức (ICE). Dựa trên nguyên tắc này, Shinkansen không bị đường sắt khác cắt ngang, giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Hơn nữa vì có đường riêng nên tàu hỏa Shinkansen và toa xe thiết kế khá nhẹ để có thể tận dụng vận tốc tối đa nhưng ngược lại dễ bị hư hại nếu va chạm (crashworthiness).” (Theo wikipedia)
Trên hình là tuyến tàu Akita Shinkansen, một trong 2 tuyến tàu cao tốc Mini-shinkasen dùng kỹ thuật xây lắp đường ray cũ thành đường ray chuyên dụng. Vì thế mà có đến 3 ray chứ không phải 2 ray như thông thường.
Người phát triển Shinkansen
Một câu chuyện nữa liên quan đến người phát triển Shinkansen của Nhật Bản. Đó là Matsudaira Tadashi, nhà chế tạo máy bay nổi tiếng thời chiến tranh thế giới thứ 2.
Ảnh: https://gendai.ismedia.jp/articles/-/56783
Do sự rung lắc mạnh nên tai nạn trên không trung thời ấy rất nhiều. Vì thế Matsudaira đã tìm tòi, thí nghiệm để rồi tìm ra giải pháp khắc phục, mở đường cho việc chế tạo ra chiếc máy bay tiêm kích Reisen (Japanese Zero). Điều này gây áp lực không nhỏ cho các nước tham chiến khác.
Tuy nhiên, Nhật Bản thua trân, Matsudaira rơi vào tình thế khó khăn. Theo chỉ thị của lực lượng Đồng Minh, Nhật Bản bị cấm vận mọi hoạt động liên quan đến hàng không. Những nhà khoa học kỹ thuật tiếng tăm của Nhật cũng đồng loạt mất việc.
Và khi thời điểm đến, họ tập hợp lại và dùng trí tuệ của mình, cho ra đời niềm tự hào của toàn nước Nhật, Shinkansen.
Thua trận, bị chiếm đóng…trong hoàn cảnh khó khăn, người Nhật lại có thể cho cả thế giới thấy một thành tựu khoa học đáng ngưỡng mộ đến thế. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta đã đặt tên tàu siêu tốc là SHINKANSEN, nghĩa là Tân Cán Tuyến, ý chỉ “đường huyết mạch mới”.
Kengo Abe
Nổi tiếng nhờ được”chụp trộm”, những mỹ nhân đường sắt sau đây sẽ khiến bạn đổ gục