Muôn kiểu tranh cãi về âm thanh húp mì “sùm sụp” của người Nhật trước thềm Olympic 2020

Có lẽ nhiều người quen với việc húp mì “sùm sụp” trong văn hoá ẩm thực các quốc gia như Nhật Bản hay Hàn Quốc là một cách để khen ngợi món ăn, trái ngược với phương Tây. Tuy nhiên, hiện tượng này đã “tiến hoá” thành một khái niệm khác là nuuhara (ヌーハラ) – thảm hoạ húp mì.

Ảnh 毎日新聞

Cụm từ này được để cập đến vào năm 2016 trên một chương trình buổi sáng Nhật Bản có tên Tokudane.

Nuuhara (ヌーハラ) chủ yếu là cảm nhận của khách du lịch nước ngoài (văn hoá phương Tây) về âm thanh húp mì của người Nhật. Đa phần trong số họ cảm thấy khó chịu.

Trong một show khác, người ta liệt kê ra một số lý do khách nước ngoài không thích tiếng húp mì này, không chỉ khó chịu, họ cảm thấy âm thanh ấy giống như tiếng giật nước toilet hoặc tiếng kêu của loài….lợn.

Đó là trên chương trình thực tế và đôi khi sẽ bị làm quá lên. Thế nhưng, người ta cũng bàn tán về Nuuhara trên các trang mạng Online một thời gian dài. Với người Nhật, phản ứng dễ hiểu là họ cảm thấy rất ổn và vẫn sẽ tiếp tục ăn theo cách mà họ thấy thoải mái ngay tại đất nước của họ. Điều này quá hiển nhiên và vô cùng hợp lý.

Ảnh GirlsChannel

Tuy nhiên trang Excite News chỉ ra rằng điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc kinh doanh của các nhà hàng trong suốt thời gian diễn ra Tokyo Olympic 2020.

Theo ý kiến của người dùng Twitter ở trên, hầu hết phụ nữ trẻ Nhật Bản không húp mì sùm sụp, cũng không phải cứ ăn mì là phải húp thành tiếng mới là lịch sự. Ngay tại Nhật, nhiều người bản xứ không thích hoặc không thể thực hiện âm thanh này, cũng như có người cho rằng việc này là không nên.

Ảnh Matome Naver

Bên cạnh đó, không phải người nước ngoài nào cũng cảm thấy khó chịu với âm thanh húp mì.

Đối với những người yêu thích việc húp mì thành tiếng, lý do của họ là hành động này giúp tránh bị nóng miệng khi ăn mì, đồng thời cũng giúp thưởng thức trọn vẹn được hương vị của mì. Vì vậy họ khuyên rằng dù ăn loại mì nào (ramen, soba hay udon), đừng ngại phát ra tiếng. Còn với những người tỏ vẻ khó chịu với âm thanh ấy, cứ lơ đi vì chính họ đang bỏ lỡ phần tuyệt vời nhất của bữa tiệc.

Khác biệt văn hoá là điều không thể tránh khỏi, đồng ý có những người phương Tây thực sự khó chịu với âm thanh húp mì, tuy nhiên đó cũng đâu thể là cái cớ để quy chụp hành động này là nên hay không nên. Còn riêng với Thế vận hội 2020, hãy xem đó là một cơ hội để trải nghiệm sự khác biệt thú bị trong văn hoá ẩm thực của các quốc gia !

Đúng là khi đi ăn có hai loại người, người tập trung vào hương vị món ăn và người tuân thủ theo các quy trình ăn uống của họ. Dù bạn là ai, hãy tôn trọng nhóm còn lại nhé !

Tham khảo EXCITE

Sacchan

Kỳ lạ cô gái Nhật Bản du hành thời gian, chụp ảnh chung với mình hồi còn bé

Cặp đôi Việt chụp ảnh cưới bán báo, bán bánh mì giữa Tokyo hào nhoáng

9X Nhật muốn gắn đời mình với hai chữ Việt Nam

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: