60% dân Nhật mắc phải căn bệnh gọi là “Bệnh khó sống” – Sống trong cái khổ liệu có quen được?
Bên cạnh văn minh, hiện đại. Nhật Bản còn được biết đến với hình ảnh tiêu cực hơn, quốc gia của những con người tuyệt vọng. Tỷ lệ các vụ tự sát của Nhật khá cao so với khu vực và trên thế giới.
Áp lực từ gia đình và công việc không lớn bằng áp lực do chính bản thân người Nhật đặt ra cho chính họ, vì thế họ không thể giải toả bằng cách phản ứng ngược xã hội, mà chỉ biết khiển trách chính mình. Họ cảm thấy cuộc sống này quá khó khăn mà sự tồn tại của bản thân là hoàn toàn vô nghĩa. Chết là giải pháp cuối cùng.
Theo thống kê, 60% dân số Nhật Bản cảm thấy cuộc sống thật vô nghĩa.
Ảnh https://nikkan-spa.jp/1572293?cx_clicks_sldbox=1_slidemdl
Ngoài ra một vấn đề đáng lo ngại đang gây ảnh hưởng lớn đến người dân Nhật chính là căn bệnh tâm lý PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương). Ví dụ, một người từng chứng kiến người thân qua đời ngay trước mắt mình do tai nạn giao thông sẽ trở nên hoảng loạn khi di chuyển bằng xe cộ. Cho dù không sử dụng chiếc xe gây tai nạn nữa thì sang chấn tâm lý cũng không nhẹ đi.
Ngoài ra, một dạng khác của PTSD mà rất nhiều người Nhật ngày nay mắc phải, đó chính là căn bệnh mang tên “生きづらい病” (Ikidzurai byou) – Bệnh khó sống. Nói nôm na đó là sự ám ảnh, gây hoảng loạn, e ngại một chuyện gì đó đã xảy ra trong quá khứ và ảnh hưởng lớn đến tâm lý nạn nhân.
Ảnh Verywell Mind
Có một Case Study như sau. Một cậu bé lúc nhỏ thường xuyên bị cha mẹ la mắng, từ đó cho đến khi trưởng thành, cậu lúc nào cũng nhìn sắc diện gương mặt cha mẹ để cố không làm phật lòng họ. Mẹ cậu lúc nào cũng nói với cậu rằng “Học hành cho chăm chỉ vào để sau này trở thành người như bố”. Mỗi lần con đem về bài kiểm tra điểm kém, bà sẽ tức giận, la mắng, thậm chí đánh đập cậu bé.
Tất nhiên người mẹ cũng chỉ muốn con học hành chăm chỉ và thành công. Nhưng cách giáo dục như vậy khiến cậu bé lo sợ việc làm phật ý người khác, lúc nào cũng nhìn vào người khác mà sống. Cứ như vậy cho đến khi lớn lên, cậu trở thành một người không có chính kiến, không dám đấu tranh cho quyền lợi bản thân. Sống như vậy vô cùng căng thẳng, áp lực.
Cứ nghĩ rằng nhẫn nhịn chịu đựng, bỏ qua lời khiển trách vô lý của sếp và những yêu cầu quá đáng của đồng nghiệp, mọi chuyện sẽ yên bình trôi qua. Thế nhưng sống trong cái khố không làm bạn quen, mà chỉ làm bạn thêm stress. Nên nhớ rằng ai cũng có ngưỡng chịu đựng của mình. Vượt ngưỡng, tinh thần không thể chịu đựng thêm được nữa, không chỉ không thể đi làm, cuộc sống sẽ tràn ngập sự lo âu căng thẳng, cuối cùng là tự sát.
Giai đoạn giáo dục ban đầu chính là bước đệm quan trọng để hình thành nhân cách của một con người. Xin đừng để Nhật Bản trở thành quốc gia của những con người tuyệt vọng bằng cách gây thêm nhiều áp lực hơn nữa.
Kengo Abe
Kiểm tra vấn đề tâm lý của bạn qua loạt ảnh minh họa đầy ẩn ý
Thay đổi thói quen chăm sóc mắt với nước rửa mắt Aibon WVitamin