Bản năng phòng thủ của người Nhật, xoay quanh vụ tai nạn giao thông bị truyền thông Nhật “drama hoá” và phản ứng của người dân
Vấn đề được Yuta – một Youtuber người Nhật đưa ra trong một Video gần đây của anh.
Các tranh cãi bắt đầu từ một vụ tai nạn xe hơi xảy ra ở tỉnh Shiga Nhật Bản.
Một chiếc xe khi đang rẽ phải đã đâm phải chiếc xe khác tại giao lộ hình chữ T ở Shiga, làm chiếc xe này mất lái và lao vào một nhóm học sinh tiểu học cùng giáo viên đang dừng đèn đỏ gần đó. Vụ việc khiến 2 em học sinh thiệt mạng.
Ảnh The Japan Times
Nhưng đó không phải là ngọn nguồn của các tranh cãi. Tranh cãi bắt đầu tại buổi họp báo của trường tiểu học của các nạn nhân được phát sóng trực tiếp trên TV và Youtube.
Trong buổi họp báo, vị hiệu trưởng rất xúc động và khóc rất nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì sự việc có tính nghiêm trọng và bất ngờ mà phía trường là nạn nhân. Tuy nhiên điều dư luận cảm thấy khó hiểu chính là cách đặt câu hỏi của các phóng viên.
Những phóng viên có mặt tại buổi họp báo đã đặt một số câu hỏi không những thừa thãi mà còn rất khó hiểu, ví dụ “Khi các em rời trường chúng có bình thường không?” hay “Cô có điều gì muốn nói với các em học sinh lúc này không?”. Với những câu hỏi kiểu này, rõ ràng những phóng viên đang tìm kiếm sự kịch tính cho câu chuyện, họ cố tình khiến vị hiệu trưởng nói ra điều gì đó cảm động để có thể trích dẫn vào tiêu đề bài báo sắp tới.
Tuy vậy cũng có rất nhiều câu hỏi rất thực tế khác như “Những đứa trẻ này đi đâu?” hay “Chúng rời đi lúc mấy giờ và dự định khi nào quay lại?”. Đó là câu hỏi mà vị hiệu trưởng nên trả lời được vì nằm trong trách nhiệm bảo vệ học sinh của cô. Thế nhưng những câu hỏi như vậy cũng bị cộng đồng mạng phản ứng “Đó là một câu hỏi mang tính buộc tội”.
Về vấn đề này, Yuta chia sẻ rằng nguyên nhân nằm ở sự khác biệt trong mindset của người Nhật. Người Nhật không thích những câu hỏi “tại sao” một cách trực tiếp. Ngay cả những câu hỏi mang tính trung lập như những câu được đề cập ở trên cũng khiến họ cảm thấy đang bị công kích.
Nhưng cũng có thể đó chính là một sự công kích thật sự sau khi đó có rất nhiều bài báo với tiêu đề “Vị hiệu trưởng bật khóc khi không thể trả lời được câu hỏi của phóng viên”.
Ảnh チーター速報
Và còn rất nhiều tranh cãi khác xoay quanh vấn đề này khiến vụ tai nạn ở Shiga trở thành một tiêu điểm.
Tuy nhiên, có những bình luận mà Yuta chú ý với nội dung như sau:
“Họp báo không phải là một nơi để chia buồn và nếu họ đã tổ chức họp báo có nghĩa là họ chấp nhận bị hỏi những câu nên được hỏi. Tôi đã xem toàn bộ buổi họp báo và nhận thấy nhìn chung không có câu nào không phù hợp hay có tính buộc tội như cộng đồng mạng nói cả”
“Đây là chuyện buồn và chúng ta muốn quên đi. Nhiều người đọc tin và chỉ nghĩ rằng vị hiệu trưởng kia nên cẩn thận hơn trong khi vài người lại cứ thích gợi lại bằng nhiều cách. Rõ ràng TV là dành cho những người như vậy”.
Rõ ràng, báo chí và các trang thông tin không phải ngẫu nhiên mà “drama hoá” mọi chuyện nếu đó không phải là thứ mà công chúng muốn. Yuta nhận định ngày càng nhiều người đang quá khắt khe với ngành media, không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới, thế nhưng anh cũng hy vọng người xem có thể đánh giá khắc khe hơn với những gì họ đọc và xem được, không chỉ online mà còn thông qua offline.
Ý kiến của bạn về sự việc này như thế nào?
Sacchan
Suy ngẫm về hình ảnh cúi đầu xin lỗi- đặc trưng văn hoá trở thành Figure ở Nhật
[ Suy ngẫm] Có mỗi chuyện ngả ghế ra sau cũng thành vấn đề – Chỉ có thể là người Nhật